Kế hoạch của Tổ Ngoại Ngữ Năm 2015
TRƯỜNG THCS DUY TÂN TỔ: NGOẠI NGỮ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Tp Huế, ngày 20 tháng 9 năm 2015 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM HỌC 2015 – 2016 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học cơ sở năm học 2015 -2016 của Phòng giáo dục Thành phố Huế. - Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học của Trường THCS Duy Tân, Tp Huế-Tỉnh Thừa Thiên Huế NH 2015-2016. Tổ Ngoại ngữ xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 2015-2016 như sau:
I. NHIỆM VỤ CHUNG - Thực hiện chủ đề năm học: “Nâng cao chất lượng dạy và học”. - Thực hiện hai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” - Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH Bối cảnh năm học: Năm học 2015-2016 là năm học tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Bộ GD&ĐT, thực hiện nghị quyết số 29 – NQ/TW năm 2013 Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Năm học tiếp tục thực hiện chương trình hành động của ngành, thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua như: cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và của nhà trường, Tổ Ngoại ngữ xác định nhiệm vụ năm học 2015-2016 cụ thể của như sau: 1. Thuận lợi: - Tổ thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo, các cấp ủy Đảng và địa phương; đồng thời Tổ cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Hội PHHS và nhân dân trên địa bàn. Do vậy, tất cả kế hoạch dạy - học hàng năm đều được triển khai đầy đủ và diễn ra khá thuận lợi. - Ban Giám hiệu quan tâm giúp tổ hoàn thành nhiệm vụ. + Tổng số GV: 05 Nữ: 04 tỉ lệ 80% + Trình độ chuyên môn: ĐHSP 04, ĐHKH 01 + Đảng viên: 03 tỉ lệ 60% - Điểm mạnh: + Đội ngũ giáo viên của tổ tương đối ổn định, ít xáo trộn, đảm bảo yêu cầu môn học. Hầu hết GV trẻ, nhiệt tình trong công việc và nhiệt huyết với nghề. + Tất cả GV được tập huấn phương pháp dạy học tích cực, mạnh dạn “cập nhật” và áp dụng phương pháp dạy học tích cực. + Tinh thần đoàn kết, tính dân chủ trong tổ luôn được duy trì và củng cố. Hầu hết GV ổn định về kinh tế và sẵn sàng giúp đỡ nhau trong cuộc sống và trong công tác nâng cao tay nghề. + Hoạt động ứng dụng CNTT của Tổ chuyên môn trong công tác dạy và học ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu. + Hoạt động của Tổ luôn nhận được sự đồng tình và ủng hộ của Đảng ủy và chính quyền địa phương, Hội phụ huynh. Vai trò của công tác xã hội hóa ngày càng được phát huy, phụ huynh HS đồng tình ủng hộ. - Đa số học sinh có đạo đức tốt, lối sống giản dị, chất phác; có thái độ chấp hành tốt nội quy, nề nếp của nhà trường. 3. Khó khăn, thách thức: - Địa bàn dân cư phức tạp, đa số phụ huynh công việc lao động phổ thông, một số làm ăn xa, việc quản lý các cháu lỏng lẻo nên một số em tinh thần học tập yếu, ý thức đạo đức chưa tốt ảnh hưởng đến công việc giảng dạy và chất lượng môn học. - Một số GV chưa thực sự hoàn thiện khi vận dụng phương pháp dạy học tích cực. Nhiều hoạt động còn mang tính hình thức, đối phó chưa thực sự mang lại hiệu quả. Mục đích của hoạt động dạy và học chủ yếu giúp HS làm bài kiểm tra và thi cử. - Hoạt động viết chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm còn mang tính áp đặt, chưa thực sự tự giác. Kết quả hoạt động giáo dục chưa cao. - Sự buông lỏng trong việc quản lí của gia đình HS tạo nhiều khó khăn trong công tác giáo dục, nhiều gia đình còn tư tưởng khoán trắng chất lượng cho nhà trường và thầy cô giáo. - Tỉ lệ HS giỏi đầu vào quá thấp, quá trình tiến bộ của các em yếu – kém diễn ra còn chậm.
III. CÁC NHIỆM VỤ - CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : 1. Thực hiện nhiệm vụ năm học: - Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động. - Thực hiện đầy đủ quy chế chuyên môn bảo đảm dạy đúng chuẩn KTKN, dạy đủ chương trình mà Bộ giáo dục đã ban hành, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Sở, Phòng và Ban giám hiệu nhà trường. 2. Về việc đổi mới phương pháp giảng dạy: Tiếp tục đổi mới phương pháp, đây là nhiệm vụ trọng tâm. Việc đổi mới phương pháp thể hiện bằng những công việc cụ thể sau đây: a. Khâu soạn bài: - Bài soạn đầy đủ đúng chương trình, đủ các bước lên lớp. - Các tiết kiểm tra xây dựng ma trận, biểu điểm, đáp án và thống kê chất lượng theo lớp để dễ kiểm tra, đánh giá. - Nội dung bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, lưu ý phần giảm tải. - Hình thức sạch đẹp, khoa học. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm tư liệu và giảng dạy. b. Khâu lên lớp: - Lên lớp phải có giáo án - Học sinh phải nắm được kiến thức cơ bản. - Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, không xem nhẹ phương pháp nào, chú ý sự phù hợp và hiệu quả. - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Yêu cầu HS làm việc nhiều hơn (đọc SGK, trả lời câu hỏi của GV, thảo luận nhóm khi cần thiết). - Rèn các kĩ năng cho học sinh - nghe, nói, đọc và viết. - Xây dựng ý thức tự học cho học sinh. c. Khâu hướng dẫn HS chuẩn bị bài: - Hướng dẫn học sinh soạn bài. - Hướng dẫn HS tiếp cận với nguồn tài liệu từ thư viện nhà trường, địa phương, thư viện điện tử từ mạng Internet. d. Khâu kiểm tra đánh giá: - Các tiết kiểm tra cần xây dựng ma trận. - Nội dung bám sát chuẩn kiến thức và chú trọng rèn các kĩ năng. - Chấm chữa theo quy định - Nhận xét bài làm của HS 3. Những hoạt động nâng cao chuyên môn: a) Coi thực tập chuyên đề là một hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm. Các năm trước hoạt động này còn yếu, năm học này mỗi GV thực tập ít nhất 01 tiết dạy chuyên đề và 01 tiết thao giảng. Mỗi tiết đều phải góp ý, đánh giá rút kinh nghiệm để vận dụng chung cho tổ. b) Mỗi GV phải thực hiện ít nhất 10 tiết dạy sử dụng CNTT. c) Mỗi GV soạn giáo án theo chuẩn đã được tập huấn. d)Tập trung nâng cao hiệu quả đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học theo sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường. 4. Bồi dưỡng học sinh giỏi: - Giữa tháng 8, GV dạy hình thành đội tuyển thi HS giỏi lớp 8, 9. GV phụ trách các đội tuyển có kế hoạch giảng dạy cụ thể, xếp thời khóa biểu, có giáo án dạy bồi dưỡng. - Nên dự kiến những HS tham gia để giao tài liệu cho học sinh từ đầu. - Bám sát chương trình, giúp học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản nhất của chương trình Tiếng Anh và nâng cao. Giáo viên giúp học sinh mở rộng và nâng cao, rèn kĩ năng vận dụng linh hoạt để đạt kết quả trong thi học sinh giỏi. 5. Thực hiện tốt quy định về kiểm tra – đánh giá – thúc đẩy trong hoạt động chuyên môn: a) Mỗi năm tổ thanh tra toàn diện 50% GV, thực tập chuyên đề 01 tiết, thao giảng 01 tiết, dự giờ 18 tiết. b) Kiểm tra hồ sơ giáo án Tuần 10 - Tuần 25. Kiểm tra chuyên đề 100%. c) Kiểm tra hồ sơ chuyên môn theo quy định của BGH b) Tổ chức hoạt động ngoại khóa tháng 10/2015 (Hùng biện Tiếng Anh) 6. Xây dựng ý thức tự học: GV tự học thông qua các tiết thao giảng, thực tập chuyên đề. Phát huy tinh thần tự học qua tài liệu, Internet…, tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn.
IV. CHỈ TIÊU PHẦN ĐẦU:
- Dự giờ giáo viên: 18 tiết / giáo viên / năm học - Kiểm tra hồ sơ giáo viên: 2 lần / giáo viên / năm học
- Hạnh kiểm: 99% Khá - Tốt, không có học sinh Yếu – Kém. - Học lực: 40% HS đạt Giỏi, Khá; tỷ lệ HS Yếu, Kém không quá 2%. - Học sinh bỏ học: dưới 0.5% - Xét tốt nghiệp: 99% trở lên
- Chiến sĩ thi đua cơ sở: 2 GV (40%) - Lao động tiên tiến: 3 GV (60%) 4. Đối với học sinh giỏi: - Học sinh giỏi đạt giải cấp Thành phố + Môn Tiếng Anh 9: 1 HS được công nhận + Môn Tiếng Anh 8: 1 HS được công nhận - Chọn HS khối 6,7,8,9 tham gia Thi Olympic Tiếng Anh qua mạng. 5. Đối với chất lượng đại trà: - Trong giảng dạy chú ý yêu cầu giáo dục toàn diện. Giáo viên phát huy thế mạnh của bộ môn trong đào tạo giáo dục nhân cách, định hướng thị hiếu thẩm mỹ, ứng xử có văn hóa trong và ngoài nhà trường; Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, trân trọng di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan thiên nhiên địa phương (lăng Duy Tân, tượng đài Quang Trung, đình làng An Cựu, núi Ngự Bình…). - Đối với chất lượng đại trà: Bám sát chương trình, giúp học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản nhất trong sách giáo khoa. Rèn kỹ năng làm bài. Bảo đảm chuẩn kiến thức và kĩ năng, học sinh đạt kết quả tốt nhất trong kiểm tra, thi cử. + Môn Tiếng Anh : 85% hs đạt TB trở lên + Tỷ lệ tốt nghiệp THCS : 99 % trở lên
- GV dạy giỏi cấp trường: 01 GV - 10% HS tham gia IOE cấp Thành Phố - Lớp tiên tiến: 03 (GVCN: Nguyễn Thị Thu Thủy, Mai Thị Thu Hà, Phạm Thị Thúy Vân) - Chuyên đề: Tiếp tục vận dụng và hoàn thiện các chuyên đề: Rèn luyện kĩ năng nghe, kĩ năng nói, một số phương pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tiếng Anh. Trong năm học 2015-2016 mỗi GV dạy 01 tiết chuyên đề - Hồ sơ GV: Tốt: 05 bộ (100%) Không có hồ sơ xếp loại Khá - Tiết dạy xếp từ loại Khá trở lên: 100% - Tiết dạy có sử dụng TBDH: 100% - Dự giờ của GV: 18 tiết / năm học - Thao giảng: 01 lần / GV / năm học - Dạy chuyên đề: 01 tiết / GV / năm học - Ngoại khóa: 01 lần / năm - Tiết dạy có ứng dụng CNTT: 10 tiết / năm học / giáo viên - Thực hiện tốt Kế hoạch hóa gia đình, các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước. - Thực hiện tốt đoàn kết nội bộ, dân chủ trong trường học và không có đơn khiếu nại vượt cấp. - Tổ chuyên môn đạt Tổ tiên tiến xuất sắc
V. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Đối với việc BDHSG: - Biện pháp 1: Tuyển chọn HSG qua chất lượng các năm . - Biện pháp 2: Động viên, khuyến khích HS về tinh thần học. - Biện pháp 3: GVBD soạn giáo án, sưu tầm tài liệu, lên lịch dạy, địa điểm. - Biện pháp 4: GVBD hướng dẫn HS ôn tập kiến thức cơ bản, đọc tài liệu. - Biện pháp 5: Phối hợp với PHHS, thư viện, GVCN… tạo điều kiện cho HS. 2. Đối với giáo viên bộ môn: - Tham mưu với nhà trường để GV dạy đúng chuyên môn. - Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để GV nâng cao trình độ. - Động viên GV trong tổ đăng kí danh hiệu thi đua và nỗ lực đạt danh hiệu thi đua như đã đăng kí. 3. Đối với giáo viên chủ nhiệm: - Thực hiện 15 phút đầu giờ - Đầu năm, cùng giáo viên bộ môn và các đoàn thể quán triệt nhiệm vụ của người học sinh, nội qui nhà trường, những quy định của lớp. - Thông qua công tác giảng dạy theo dõi sự chuyên cần của học sinh, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những học sinh có tư tưởng bỏ học, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, GVCN trong việc động viên các em trở lại lớp học. - Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể, giáo viên bộ môn để giáo dục học sinh về mọi mặt. Liên hệ chặt chẽ với gia đình, địa phương vận động học sinh tích cực đến trường và giáo dục học sinh cá biệt. - Thật sự yêu thương giúp đỡ học sinh, cần hiểu rõ hoàn cảnh của từng em để kịp thời có những biện pháp hữu hiệu giúp các em tiến bộ trong học tập và rèn luyện. - Lôi cuốn học sinh tham gia tìm hiểu về trường, các di tích lịch sử địa phương làm cho các em tình yêu quê hương. - Tăng cường hoạt động giáo dục nhân cách cho học sinh. Danh hiệu thi đua: Tổ tiên tiến xuất sắc.
VII. NHỮNG ĐỀ XUẤT/KIẾN NGHỊ: |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ngày 23 tháng 9 năm 2015
Tổ trưởng
Phùng Khánh Minh |
Bản quyền thuộc Trường THCS Duy Tân
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://thcs-dtan.tphue.thuathienhue.edu.vn/