In trang

Kế hoạch của Tổ Văn - Sử - Địa - GDCD Năm 2014

TRƯỜNG THCS DUY TÂN

TỔ: VĂN- SỬ- ĐỊA- CD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM                 Độc lp – T do – Hnh phúc

 

Tp Huế, ngày 13 tháng 9 năm 2014

K HOCH HOT ĐỘNG NĂM HC 2014 – 2015

  -Căn c vào Hướng dn thc hin nhim v giáo dc trung hc cơ sở  năm hc 2014 -2015 ca Phòng giáo dục Thành phố Huế.

­   Căn c vào phương hướng nhim v năm hc ca Trường THCS Duy Tân, Tp Huế-Tỉnh Thừa Thiên Huế NH 2014-2015.

­   T Văn- Sử-  Địa  xây dng kế hoạch hot động năm hc 2014-2015  như sau:

­   Nhiệm vụ chung: Thực hiện chủ đề năm học: nâng cao chất lượng giáo dục”. Thực hiện hai cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

                    1. Bi cnh năm hc:

Năm học thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, triển khai thực hiện Chương trình hành động đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo.

- Tiếp tục đẩy mạnh và học tập và làm theo tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

  - Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, và của nhà trường, Tổ Văn- Sử- Địa xác định nhiệm vụ năm học 2013-2014 cụ thể của  như sau:

                       2. Thun li:

- Tổ thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo, các cấp ủy Đảng và địa phương; đồng thời sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Hội cha mẹ HS và nhân dân trên địa bàn. Do vậy, tất cả kế hoạch dạy - học hàng năm đều được triển khai đầy đủ và diễn ra khá thuận lợi tại tổ.

- Ban Giám hiệu quan tâm giúp tổ hoàn thành nhiệm vụ.

  1. Tổ có 11 giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn . Phong trào thi đua tự học tự rèn đã được duy trì nhiều năm, có giáo viên có thành tích trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, đạt giỏi trong hội thi giáo viên giỏi.
  2. Có tinh thần tự học, luôn trao đổi ý kiến và cập nhật thông tin để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
  3. Tập thể tổ có tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn. Có tinh thần làm việc tốt.
  4. Các giáo viên đa số đều nhiệt tình trong công tác và có kỉ luật lao động cao.
  5. Một số phụ huynh có sự quan tâm động viên con em học tập và thực hiện nội quy nhà trường.

   - Đa số học sinh có đạo đức tốt, lối sống giản dị, chất phác; có thái độ chấp hành tốt nội quy, nề nếp của nhà trường.

   3. Khó khăn, thách thức:

-     Địa bàn dân cư phức tạp, đa số phụ huynh công việc lao động phổ thông, một số làm ăn xa việc quản lý các cháu lỏng lẻo nên một số em tinh thần học tập yếu, ý thức đạo đức chưa tốt ảnh hưởng đến công việc giảng dạy và chất lượng môn học.

-     Việc ƯDCNTT, sử dụng ĐDDH chưa thật hiệu quả... Thiết bị, đồ dùng dạy học tuy được bổ sung nhưng vẫn không đồng bộ trong lúc một số GVBM chưa chú tâm đến việc khai thác, sử dụng hiệu quả TBị - ĐDDH và tham gia phong trào tự làm ĐDDH. Chưa thật nhiệt tình trong công việc, còn qua loa chiếu lệ, chưa cập nhật thông tin kịp thời, họp hành thiếu tập trung, khi triển khai công việc chậm trễ ảnh hưởng công việc chung

-     Một bộ phận HS do học yếu, gia đình ít quan tâm, bị lôi kéo của một số thanh thiếu niên hư hỏng ngoài xã hội dẫn đến lười học, bỏ học hoặc vi phạm nội quy nhà trường.

-     Chất lượng đào tạo của nhà trường nhìn dưới mọi góc độ vẫn còn những hạn chế từ tỉ lệ HS giỏi đầu vào quá thấp đến quá trình tiến bộ của các em yếu – kém diễn ra chậm và có sức ỳ lớn.

 

II. CÁC NHIỆM VỤ - CH TIÊU VÀ BIN  PHÁP  THC HIN : 

  1.Thực hiện nhiệm vụ năm học:

-                                                      1.1.Thực hiện có hiệu quả các  cuộc vận động.

-                                                      1.2. Thực hiện đầy đủ quy chế chuyên môn bảo đảm dạy đúng chuẩn KTKN, dạy đủ chương trình mà Bộ giáo dục đã ban hành, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Sở, Phòng và Ban giám hiệu nhà trường.

2. Về việc đổi mới phương pháp giảng dạy:

Tiếp tục đổi mới phương pháp, đây là nhiệm vụ trọng tâm. Việc đổi mới phương pháp thể hiện bằng những công việc cụ thể sau đây:

   a. Khâu soạn bài:

-    Bài soạn đầy đủ đúng chương trình, đủ các bước lên lớp.

-    Các tiết kiểm tra cần xây dựng ma trận và thống nhất.

-    Nội dung bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, lưu ý phần giảm tải..

-    Hình thức sạch đẹp, khoa học.

-    Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm tư liệu và giảng dạy (chú ý sự phù hợp và tính hiệu quả).

    b. Khâu lên lớp:

 - Lên lớp phải có giáo án- Học sinh phải nắm được kiến thức cơ bản.

  +Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, không xem nhẹ phương pháp nào, chú ý sự phù hợp và hiệu quả. Tránh hình thức trong thảo luận và phát vấn.

  + Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Yêu cầu HS làm việc nhiều hơn (đọc SGK, trả lời câu hỏi của GV, thảo luận nhóm khi cần thiết).

  + Hạn chế việc đọc - chép, nhìn - chép.

  + Giáo viên tránh viết quá nhiều trên bảng, hạn chế HS ghi lại SGK trong vở.

  + Rèn kĩ năng diễn đạt cho học sinh- cả dạng nói và viết.

  +Ý thức tự học cho học sinh.

  c. Khâu hướng dẫn HS chuẩn bị bài:

  + Hướng dẫn học sinh soạn bài.

  + Hướng dẫn HS tiếp cận với nguồn tài liệu từ thư viện nhà trường, địa phương, thư viện điện tử từ mạng intenet.

d. Khâu kiểm tra đánh giá:

-         Các tiết kiểm tra cần xây dựng ma trận và thống nhất theo sự hướng dẫn của chuyên môn.

-         Nội dung bám sát chuẩn kiến thức và rèn các  kĩ năng , lưu ý phần giảm tải..

-         Chấm chữa theo quy định

 

 3. Những hoạt động nâng cao chuyên môn:

a) Coi thực tập chuyên đề là một hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm. Các năm trước hoạt động này còn yếu, năm học này mỗi GV thực tập ít nhất 1 tiết/năm. Mỗi tiết đều phải góp ý, đánh giá rút kinh nghiệm để vận dụng chung cho tổ.

b) Mỗi GV phải thực hiện ít nhất 5 tiết dạy sử dụng CNTT.

c) Mỗi GV soạn  giáo án theo chuẩn đã được tập huấn. Giáo án này sẽ được tổ góp ý theo nhóm chuyên môn.(Vào các đợt kiểm tra) Thảo luận những bài dài và khó trong nhóm chuyên môn.

d)Tập trung nâng cao hiệu quả đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học theo sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường.

4. Bồi dưỡng học sinh giỏi:

+ Giữa tháng 8, GV dạy hình thành đội tuyển thi HS giỏi lớp 9. GV phụ trách các đội tuyển có kế hoạch giảng dạy cụ thể, xếp thời khóa biểu, có giáo án dạy bồi dưỡng.

+ Nên  dự kiến những HS tham gia  để giao tài liệu cho học sinh từ đầu .

-    Bám sát chương trình, giúp học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản nhất (nền) của chương trình Ngữ văn và nâng cao, Giáo viên giúp học sinh mở rộng và nâng cao, rèn kĩ năng vận dụng linh hoạt để đạt kết quả trong thi học sinh giỏi.

 

5. Thực hiện tốt quy định về kiểm tra – đánh giá – thúc đẩy trong hoạt động chuyên môn

a) Mỗi năm tổ thanh tra toàn diện 30% GV,thực tập chuyên đề 1 tiết- dự giờ  18 tiết.

b) Kiểm tra hồ sơ giáo án Tuần 10 - tuần 25. Kiểm tra chuyên đề 100%.

c) Kiểm tra hồ sơ chuyên môn theo quy định của BGH.

b)  Tổ chức HĐ tháng 11/2014  (Báo tường) ; Biển đảo Việt Nam (12-2014) .

6. Xây dựng ý thức tự học : GV tự học. Mỗi giáo viên ít nhất đúc kết được một kinh nghiệm trong giảng dạy, công tác. Phát huy tinh thần tự học qua tài liệu, Internet…, tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn.

IV. CHỈ TIÊU PHẦN ĐẦU:

 1.  Đối với học sinh giỏi:

- Học sinh giỏi đạt giải cấp Thành phố

-         Môn Văn 9: 1 HS được công nhận

-         Môn Văn8: 1 HS được công nhận

-         Môn Sử 9: 2 HS được công nhận

-         Môn Sử 8: 2 HS được công nhận

-         Môn Địa 9: 3 HS được công nhận

-         Môn Địa 8: 2 HS được công nhận

2. Đối với chất lượng đại trà

-   Trong giảng dạy chú ý yêu cầu giáo dục toàn diện. Giáo viên phát huy thế mạnh của bộ môn trong đào tạo giáo dục nhân cách, định hướng thị hiếu thẩm mỹ, ứng xử có văn hóa trong và ngoài nhà trường; Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, trân trọng di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan thiên nhiên địa phương (lăng Duy Tân, tượng đài Quang Trung, đình làng An Cựu, núi Ngự Bình…).

-   Đối với chất lượng đại trà: Bám sát chương trình, giúp học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản nhất trong sách giáo khoa. Rèn kỹ năng làm bài. Bảo đảm chuẩn kiến thức và kĩ năng, học sinh đạt kết quả tốt nhất trong kiểm tra, thi cử.

  1. Môn Văn : 85% hs có điểm tổng kết cả năm từ 5 trở lên
  2. Môn Sử- Địa : 90% hs  có điểm 5 trở  lên. Môn CD: 100%
  3.  Tỷ lệ tốt nghiệp THCS : 98 %.       

3. Đối với GV : 50% đạt lao động tiên tiến trở lên.

4. Đối với GVCN:

 Chỉ tiêu:

Chú ý nhắc nhở, tư vấn giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh thường xuyên, hợp lý: kĩ năng ứng xử với mọi người, với thiên nhiên, môi trường, cảnh quan xung quanh… theo các địa chỉ bài học đã được tập huấn.

Học lực: 40% Khá - Giỏi; 54% TB; hạ tỷ lệ Yếu – Kém xuống còn 6%.

    - Phấn đấu đạt về hạnh kiểm        : 98% Khá - Tốt, không có học sinh Yếu – Kém.

    - Tỷ lệ tốt nghiệp THCS     : 98 %.        

     5. Hoạt động nâng cao tay nghề

-Dự giờ, thực tập, thao giảng:

+Dự giờ:  Mỗi giáo viên 9 tiết/HK

+Thực tập chuyên đề  01 tiết/ năm.Thao giảng 1 tiết/năm. Dự giờ đều có góp ý, đánh giá rút kinh nghiệm (chú ý tính chuyên đề)

Bồi dưỡng thường xuyên, viết bài thu hoạch vào tháng 8 và tổng kết tháng 4/2014.

V. Các biện pháp thực hiện:

* Đối với việc BDHSG:

- Biện pháp 1: Tuyển chọn HSG qua  chất lượng các năm .

- Biện pháp 2: Động viên, khuyến khích HS về tinh thần học.

- Biện pháp 3: GVBD soạn giáo án, sưu tầm tài liệu, lên lịch dạy, địa điểm.

- Biện pháp 4: GVBD hướng dẫn HS ôn tập kiến thức cơ bản, đọc tài liệu.

- Biện pháp 5: Phối hợp với PHHS, thư viện, GVCN… tạo điều kiện cho HS.

* Đối với giáo viên bộ môn:

-  Tham mưu với nhà trường để GV dạy đúng chuyên môn.

-  Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để GV nâng cao trình độ.

- Động viên GV trong tổ đăng kí danh hiệu thi đua và nỗ lực đạt danh hiệu thi đua như đã đăng kí.

*Đối với giáo viên chủ nhiệm:

- Thực hiện 15 phút đầu giờ

- Đầu năm, cùng giáo viên bộ môn và các đoàn thể quán triệt nhiệm vụ của người học sinh, nội qui nhà trường, những quy định của lớp.

­   Thông qua công tác giảng dạy theo dõi sự chuyên cần của học sinh, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những học sinh có tư tưởng bỏ học, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh ,GVCN trong việc động viên các em trở lại lớp học.

­   Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể, giáo viên bộ môn để giáo dục học sinh về mọi mặt. Liên hệ chặt chẽ với gia đình, địa phương vận động học sinh tích cực đến trường và giáo dục học sinh cá biệt.

­   Thật sự yêu thương giúp đỡ học sinh, cần hiểu rõ hoàn cảnh của từng em để kịp thời có những biện pháp hữu hiệu  giúp các em tiến bộ trong học tập và rèn luyện.

­    Lôi cuốn học sinh tham gia tìm hiểu về trường, các di tích lịch sử địa phương làm cho các em tình yêu quê hương.

­   Tăng cường hoạt động giáo dục nhân cách cho học sinh.

Danh hiệu thi đua:   Tổ tiên tiến xuất sắc  .

 

VI.  LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH (văn bản kèm theo)

 

 VII. NHNG ĐỀ XUT/KIẾN NGHỊ:

 

 

Duyệt của Hiệu trưởng

 

                                                               Ngày 18 tháng 9 năm 2014.

                                                                        Tổ trưởng

 

                                                                       Đặng Thị Túy