Chuyên đề - SKKN
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2024 - 2025 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2024 - 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS DUY TÂN Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
Số /KH-NCKH Huế, ngày 05 tháng 10 năm 2024
KẾ HOẠCH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2024 - 2025
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Khuyến khích học sinh nghiên cứu khoa học; sáng tạo kĩ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn;
- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh;
- Phát hiện, tạo điều kiện để các ý tưởng hay, sáng tạo được thực hiện để tham gia cuộc thi Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học năm 2024 -2025 và các năm tiếp theo.
- Phát huy khả năng nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực giáo dục học sinh khuyết tật.
- Nội dung đề tài đảm bảo tính mới, tính khoa học thực tiễn, tính cấp thiết, hiệu quả và giá trị kinh tế cao, phục vụ công tác quản lý, giảng dạy và học tập, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
- Quá trình thực hiện đề tài theo đúng tiến độ kế hoạch, theo thủ tục quy trình.
- Sáng kiến kinh nghiệm và công trình nghiên cứu khoa học phải có trình độ lí luận, tính khoa học, tính thực tiễn đáp ứng yêu cầu đặt ra trong đường lối xây dựng đất nước của Đảng và Nhà nước. Vậy nên cần phải đầu tư thời gian, sức lực, trí tuệ để có được những sáng kiến kinh nghiệm hiệu quả, phù hợp với thực tiễn.
B. NỘI DUNG:
I. Tổ chức thi ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật cho học sinh:
1. Ý tưởng sang tạo:
1.1. Đối tượng tham gia:
Học sinh khối toàn trường. Chỉ tiêu: Mỗi lớp phải có ít nhất 1 ý tưởng nộp về Ban tổ chức.
1.2. Lĩnh vực dự thi:
STT |
Lĩnh vực |
Lĩnh vực chuyên sâu |
1 |
Khoa học động vật |
Hành vi;Tế bào; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và di truyền; Dinh dưỡng và tăng trưởng; Sinh lí; Hệ thống và tiến hóa;… |
2 |
Khoa học xã hội và hành vi |
Điều dưỡng và phát triển; Tâm lí; Tâm lí nhận thức; Tâm lí xã hội và xã hội học;… |
3 |
Hóa Sinh |
Hóa-Sinh phân tích; Hóa-Sinh tổng hợp; Hóa-Sinh-Y; Hóa-Sinh cấu trúc;… |
4 |
Y Sinh và khoa học Sức khỏe |
Chẩn đoán; Điều trị; Phát triển và thử nghiệm dược liệu; Dịch tễ học; Dinh dưỡng; Sinh lí học và Bệnh lí học;… |
5 |
Kĩ thuật Y Sinh |
Vật liệu Y Sinh; Cơ chế Sinh học; Thiết bị Y sinh; Kỹ thuật tế bào và mô; Sinh học tổng hợp;… |
6 |
Sinh học tế bào và phân tử |
Sinh lí tế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Sinh học thần kinh;… |
7 |
Hóa học |
Hóa phân tích; Hóa học trênmáy tính; Hóa môi trường; Hóa vô cơ; Hóa vật liệu; Hóa hữu cơ; Hóa Lý;… |
8 |
Sinh học trên máy tính và Sinh-Tin |
Kĩ thuật Y sinh;Dược lítrênmáy tính; Sinh học mô hìnhtrênmáy tính; Tiến hóa sinh học trênmáy tính; Khoa học thần kinh trênmáy tính; Gen;… |
9 |
Khoa học Trái đất và Môi trường |
Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh thái; Địa chất; Nước;… |
10 |
Hệ thống nhúng |
Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ liệu; Quang học; Cảm biến; Gia công tín hiệu;… |
11 |
Năng lượng: Hóa học |
Nhiên liệu thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triển tế bào nhiên liệu và pin; Vật liệu năng lượng mặt trời;… |
12 |
Năng lượng: Vật lí |
Năng lượng thủy điện; Năng lượng hạt nhân; Năng lượng mặt trời; Năng lượng nhiệt; Năng lượng gió;… |
13 |
Kĩ thuật cơ khí |
Kĩ thuật hàng không và vũ trụ; Kĩ thuật dân dụng; Cơ khí trên máy tính; Lí thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt đất; Kĩ thuật gia công công nghiệp; Kĩ thuật cơ khí; Hệ thống hàng hải;… |
14 |
Kĩ thuật môi trường |
Xử lí môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất; Kiểm soát ô nhiễm; Quản lí chất thải và tái sử dụng; Quản lí nguồn nước;… |
15 |
Khoa học vật liệu |
Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lí thuyết và tính toán; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu nano;Pô-li-me;… |
16 |
Toán học |
Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; Hình học và Tô pô; Lý thuyết số; Xác suất và thống kê;… |
17 |
Vi Sinh |
Vi trùng và kháng sinh; Vi sinh ứng dụng;Vi khuẩn; Vi sinh môi trường; Kháng sinh tổng hợp; Vi-rút;… |
18 |
Vật lí và Thiên văn |
Thiên văn học và Vũ trụ học; Vật lí nguyên tử, phân tử và quang học;Lý - Sinh; Vật lí trên máy tính; Vật lí thiên văn; Vật liệu đo; Từ, Điện từ và Plasma; Cơ học;Vật lí hạt cơ bản và hạt nhân; Quang học; La-de; Thu phát sóng điện từ; Lượng tử máy tính; Vật lí lí thuyết;… |
19 |
Khoa học Thực vật |
Nông nghiệp;Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và sinh sản; Tăng trưởng và phát triển; Bệnh lí thực vật; Sinh lí thực vật; Hệ thống và tiến hóa;… |
20 |
Rô bốt và máy thông minh |
Máy sinh học; Lí thuyết điều khiển; Rô bốt động lực;… |
21 |
Phần mềm hệ thống |
Thuật toán; An ninh máy tính; Cơ sở dữ liệu; Hệ điều hành; Ngôn ngữ lập trình;… |
22 |
Y học chuyển dịch |
Khám bệnh và chẩn đoán; Phòng bệnh; Điều trị; Kiểm định thuốc; Nghiên cứu tiền lâm sàng;… |
1.3. Hình thức dự thi và tiêu chí đánh giá:
1.3.1. Hình thức dự thi:
Học sinh (hay nhóm học sinh không quá 02 em) trình bày ý tưởng thuộc 22 lĩnh vực dự thi đã nêu.
1.3.2. Tiêu chí đánh giá:
Ý tưởng dự thi được đánh giá theo thang điểm 100 với những tiêu chí sau:
a) Vấn đề nghiên cứu (tối đa 10 điểm)
- Nêu được sự cần thiết, tính mới của vấn đề: 5 điểm
- Trình bày có tính thuyết phục: 5 điểm
b) Nội dung ý tưởng (tối đa 60 điểm)
- Thể hiện rõ nội dung ý tưởng: 20 điểm
- Tính mới, sáng tạo: 20 điểm
- Tính khả thi: 20 điểm
c) Kế hoạch thực hiện (tối đa 30 điểm)
- Có kế hoạch thực hiện rõ ràng: 20 điểm
- Đánh giá khả năng thực hiện được kế hoạch: 10 điểm.
1.4. Thời gian thực hiện:
TT |
THỜI GIAN |
NỘI DUNG THỰC HIỆN |
1 |
Từ 5/10/2024 đến 30/10/2024 |
Các lớp tiến hành triển khai xây dựng ý tưởng và tuyển chọn ý tưởng; nộp ý tưởng về Ban Tổ chức cuộc thi của nhà trường. |
2 |
Từ 31/10/2024 đến 02/11/2024
|
Ban tổ chức chấm ý tưởng và lựa chọn ý tưởng để phân công giáo viên hướng dẫn dự án dự thi. |
1.5. Khen thưởng:
Học sinh (nhóm học sinh) có ý tưởng tốt, được chọn thực hiện và cử giáo viên hướng dẫn để tham gia cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp T Phố năm 2024 và các năm sau.
2.Nghiên cứu khoa học - Hướng dẫn sáng tạo KHKT cho học sinh:
a. Nghiên cứu khoa học:
- Căn cứ vào nội dung yêu cầu của các đề tài, CBGV nghiên cứu, lựa chọn đề tài phù hợp, thực tế, đăng kí với Hội đồng khoa học.
b. Hướng dẫn sáng tạo KHKT cho học sinh:
- Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, say mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo KHKT
II. Sáng kiến kinh nghiệm:
1. Nội dung: Đề tài SKKN tập trung vào quá trình dạy và học của GV, HS và kinh nghiệm rút ra từ thực tế hoạt động của bản thân.
2. Kế hoạch cụ thể:
- Từ tháng 10/2024 đến 11/2024: Làm đề cương, thông qua tổ chuyên môn góp ý.
- Từ tháng 11/2024 đến 03/2025: Hoàn chỉnh SKKN.
- Tháng 3/2025: Thông qua SKKN cấp tổ.
- Tháng 4/2025: Hội đồng khoa học thẩm định SKKN cấp trường.
- Tháng 5/2025: gửi những SKKN đạt yêu cầu trở lên về phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố cùng với hồ sơ thi đua cuối năm.
Yêu cầu các tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện theo đúng kế hoạch trên.
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Võ Thị Phương Khanh
Số lượt xem : 1