Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học ''

Ngày 13 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược

Cập nhật lúc : 09:32 20/01/2021  

Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2019-2024
Kế hoạch chiến lược trường THCS Duy Tân giai đoạn 2019-2024

PHÒNG GD-ĐT TP HUẾ

TRƯỜNG THCS DUY TÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

         Số: 02/KHCL-THCSDT                                     Huế, ngày 03 tháng 01 năm 2019

 

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

TRƯỜNG THCS DUY TÂN GIAI ĐOẠN 2019 – 2024

 

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn  2019 -2024 của Trường THCS Duy Tân, TP Huế nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và kế hoạch hoạt động của nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Duy Tân, TP Huế có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, giai đoạn 2015 - 2020 và giai đoạn 2020 - 2025.

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ TRƯỜNG

1. Vị trí:

Trường THCS Duy Tân được thành lập theo quyết định số 900/2005/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Huế. Với tổng diện tích 8.820 m2. Trường được sự hỗ trợ của UBND Phường An Cựu, được sự giúp đỡ của UBND Thành phố Huế trường đã xây dựng hoàn tất giai đoạn 2. Đang chuẩn bị xây dựng giai đoạn 3. Trường nằm trên đường Duy Tân thuộc địa bàn phường An Cựu, Thành phố Huế.

2. Tình hình kinh tế xã hội địa phương

An Cựu là một phường nằm ở cửa ngõ TâyNamthành phố Huế, được thành lập năm 1983. Là địa bàn kinh tế khá ổn định và phát triển, có sự tăng trưởng tương đối, tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ đạt doanh thu khá cao như: cơ khí, xây dựng, vật liệu xây dựng, dịch vụ ăn uống, dịch vụ cho thuê trọ...đã thu hút nhiều lao động giải quyết việc làm đời sống cho nhân dân.Tuy nhiên, với địa bàn đông dân,  nhưng lại luôn luôn biến động cơ học về mặt dân số. Số dân lao động phổ thông, thu nhập thấp khá đông, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nhà trường.

3. Tình hình diện tích và cở vật chất:

Diện tích của trường hiện nay là 8.820 m2 (bình quân 13,5 m2/học sinh)

Trường có một khu nhà 3 tầng gồm 23 phòng lớn và 03 phòng nghỉ giáo viên:

            - 12 phòng học,

-  06 phòng bộ môn:

- 01 phòng hành chính và y tế

- 01 phòng thư viện.

- 01 phòng Hội trường

- 03 phòng làm việc (Hiệu trưởng, Công đoàn - phó Hiệu trưởng và Đoàn Đội)

Môi trường, sân bãi, cây xanh đang từng bước được bổ sung để hoàn chỉnh.

4. Tình hình chung về cán bộ, giáo viên, và học sinh, chất lượng giáo dục

Đội ngũ cán bộ- giáo viên, nhân viên đạt chuẩn là 100%, trên chuẩn là 79,5%.

Chất lượng giáo dục trong những năm qua có sự chuyển biến tích cực và luôn giữ được sự ổn định, phát triển. Chất lượng hạnh kiểm, học lực được nâng lên: tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp, thi tuyển sinh vào lớp 10  đều tăng; học sinh khá giỏi ở các lớp và học sinh giỏi các cấp ngày càng nhiều hơn. Tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm.

Hằng năm trường đã tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động đoàn thể xã hội, các hoạt động Văn- Thể- Mỹ một cách tích cực, đạt được những thành tích đáng khích lệ.

 5. Tài chính và cơ sở vật chất

Diện tích đất đủ theo quy định của trường đạt chuẩn quốc gia, trường có đầy đủ hệ thống phòng học, sắp xếp phòng làm việc khá hợp lí. Trường từng bước hiện đại hóa các thiết bị dạy học, nhất là hệ thống công nghệ thông tin, đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy học. Với loại hình công lập tự chủ tài chính, trường chủ động trong các chi tiêu đáp ứng với yêu cầu phát triển của trường.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

1. Cơ sở pháp lý:

- Căn cứ  Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Nghị quyết đại hội Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XI; Nghị quyết ĐH Đảng bộ phường An Cựu lần thứ XIII; Tiếp tục thực hiện nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

- Căn cứ Nghị Quyết của Hội đồng trường số 01/NQ-HĐT-DT ngày 10/12/2017 nhiệm kì 2017 - 2022 về việc xây dựng kế hoạch chiến lược trường THCS Duy Tân giai đoạn 2019-2024.

2. Cơ sở thực tiễn

2.1. Về đội  ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên

- Tình hình giáo viên:

STT

Năm học

BGH

Số lượng GV

Số lượng NV

Trên chuẩn

(Đại học)

Đạt chuẩn

CSTĐ cấp tỉnh

CSTĐ cơ sở

Thành tích giáo viên giỏi

1

2015 - 2016

2

39

7

39

48

0

5

08 GVDGTP

(04 giải nhì,  03 giải ba)

2

2016 - 2017

2

37

7

36

46

0

5

07 GV giỏi cấp trường (04 giải giải nhì, 03 giải ba)

3

2017 - 2018

2

35

8

36

45

0

5

11 GV giỏi cấp trường (04 giải giải nhất, 03 giải nhì, 04 giải ba)

4

2018 - 2019

2

34

8

34

44

0

 

14 GV giỏi cấp trường (05 giải nhì, 09 giải ba)

2.2. Về học sinh

a Chất lượng đại trà:

Năm học

Số

HS

Số

lớp

Xếp loại học lực (%)

Xếp loại hạnh kiểm (%)

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Tốt

Khá

TB

Y

2015-2016

515

16

99 (19.2)

206 (40.0)

207 (40.2)

3

(0.6)

382

(74.2)

120 (23.3)

13

(2.5)

0

2016-2017

513

16

129

(25.1)

213

(41.5)

170

(33.1)

1

(0.2)

408

(79.5)

98

(19.1)

7

(1.4)

0

2017-2018

567

16

147

(25.9)

257

(45.3)

163

(28.7)

0

481

(84.8)

82

(14.5)

4

(0.7)

0

2018-2019

 (HK I)

645

17

125

(19.4)

299

(46.4)

204

(31.6)

17

(2.6)

540

(83.7)

101

(15.7)

4

(0.6)

0

                       

b. Kết quả chất lượng mũi nhọn:

- Năm học 2015-2016:  19 em được công nhận học sinh giỏi lớp 8 - 9, trong đó đặc biệt có 01 giải Nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba môn Sinh Học, 04 giải ba môn Địa Lý.

- 02 giải nhất cấp Tỉnh thi Sáng tạo KHKT, 02 giải Nhất cấp TP thi STKHKT và 02 giải nhì thi sáng tạo KHKT Thanh thiếu niên nhi đồng cấp Tỉnh,  01 giải KK cấp Tỉnh.

- Thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dự thi cấp Quốc gia, 01 giải Nhì cấp Tỉnh môn Địa Lý cùng nhiều giải cao trong kỳ thi Học sinh giỏi lớp 8 – 9 cấp TP.

- Đạt 01 giải Ba văn nghệ “Mừng Đảng, Mừng Xuân” cấp Thành phố và 02 giải Ba, 01 KK thi vẽ tranh. Tốt nghiệp THCS 100%

- Năm học 2016-2017:  - Đã có 41 lượt học sinh khối 9 dự thi HSG K9 và MTBT khối 8 cấp Thành phố, trong đó có 01 giải nhì môn Địa, 02 giải ba môn Địa; và một số học sinh được công nhận HSG cấp Thành phố.

- Tại Hội thi Khoa học - Kỹ thuật, Trường xuất sắc giành 02 giải nhì thi STKHKT cấp TP, 02 giải nhì thi sáng tạo Thanh thiếu niên Nhi đồng cấp TP năm 2016-2017 (đề tài thứ nhất:  “Điều chế xà phòng chăm sóc da từ cám gạo, tinh dầu gấc và tinh dầu dừa” do em Nguyễn Hoàng Quý Tường 8/4 và em Trần Công Duy 8/3 thực hiện và đề tài thứ hai “xây dựng website cho câu lạc bộ Khéo tay bạn gái – trường THCS Duy Tân” do em Nguyễn Khoa Diệu Trang 9/2 và Nguyễn Thị Tường Vy 9/4 thực hiện). Tốt nghiệp THCS 100%

- Năm học 2017-2018: 09 em được công nhận học sinh giỏi lớp 8 và 9, trong đó đặc biệt có 01 giải nhì, 02 giải ba môn Địa lý cấp TP.

 - 01 giải nhất và 01 giải KK cấp Tỉnh thi Sáng tạo KHKT, 02 giải Nhì cấp TP thi STKHKT và 02 giải nhì thi sáng tạo KHKT TTNNĐ cấp TP, 

- 01 giải ba cấp Tỉnh thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn đang dự thi cấp Quốc gia, có 01 giải ba tiếng Anh qua mạng cấp TP, 01 giải ba thi giải toán qua mạng cấp TP, có 02 HS tham gia dự thi giải toán, tiếng Anh qua mạng cấp Tỉnh và cùng nhiều giải cao trong kỳ thi Học sinh giỏi lớp 8, 9 cấp Thành phố. Đạt 01 giải Nhì văn nghệ “Mừng Đảng, Mừng Xuân” cấp Thành phố, 01 giải Ba Hội thi trang trí lồng đèn Sắc màu quê hương cấp TP, 01 KK thi vẽ tranh Sắc màu tuổi thơ Festival Huế 2017.

- 01 giải nhất môn Điền kinh cấp TP, 01 giải ba môn Bơi lội cấp TP, 01 giải ba cầu lông cấp TP, 01 giải ba môn Cờ vua cấp TP và 01 giải khuyến khích Cờ vua Kỳ thủ nhí. 

- Năm học 2018-2019: Đã có 39 lượt học sinh khối 9 dự thi HSG K9 và MTCT khối 8,9 cấp Thành phố Có 01 HS đạt giải Nhì môn Địa lý (em Hoàng 9/1), 02 HS đạt giải Ba môn Vật lý, Lịch Sử (em Phụng, em Tâm 9/4), có 11 học sinh được công nhận HSG cấp Thành phố, có 03 HS tham gia BDHSG cấp Tỉnh môn Địa lý (em Lê Đăng Hoàng 9/1), môn Toán (em Hoàng Văn Phi 9/3), môn Lịch sử (em Nguyễn Thị Quỳnh Phụng 9/4).

- Tại Hội thi Khoa học - Kỹ thuật, Trường xuất sắc giành 02 giải ba thi STKHKT cấp TP, 02 giải ba thi sáng tạo Thanh thiếu niên Nhi đồng cấp TP và chuẩn bị dự thi STTTNNĐ cấp Tỉnh. (Đề tài thứ nhất: “Thử nghiệm điều chế nước rửa chén bát sinh học từ bồ kết cám gạo và chanh” do em Nguyễn Thị Xuân Thanh 9/3 và em Nguyễn Thị Ngọc Lệ 9/3 thực hiện. Đề tài thứ hai: “Xây dựng Website hỗ trợ HS học tốt môn Hóa Học cấp THCS” do em Lê Thị Phương Uyên 8/2, em Hoàng Văn Phi 9/3 thực hiện). Có 02 giải khuyến khích Liên hoan sáng tác nghệ thuật dành cho thiếu nhi: “Vui Tết Trung thu cùng Nghệ thuật Điềm Phùng Thị”.

II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG

 1. Môi trường bên trong:

1.1. Điểm mạnh.

 1.1.1. Về đội  ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên

- Tổng số CB GV : 44; Trong đó: CBQL: 02, GV: 34, Nhân viên: 08 (02 HĐ).

- Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, trong đó có 79,5% trên chuẩn.

- Công tác tổ chức quản lý của BGH năng động, sáng tạo, quyết liệt: Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai, kiểm tra đánh giá sâu sát. Được sự tin tưởng của cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên:  Nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

Tình hình giáo viên và thành tích của nhà trường từ năm học 2015 – 2016  đến nay được thống kê như sau:

- Các thành tích đạt được:

STT

Năm học

Danh hiệu thi đua của trường

Các thành tích khác

1

2015 - 2016

Tập thể LĐTT

Chi bộ TSVM Xuất sắc

CĐCS VM

Hoàn thành PCGDTHCS mức 3

2

2016 - 2017

Tập thể LĐTT

Chi bộ TSVM Xuất sắc

CĐCS VMXS

Hoàn thành PCGDTHCS mức 3

3

2017 - 2018

Tập thể LĐTT

Chi bộ TSVM Xuất sắc

CĐCS VMXS

Hoàn thành PCGDTHCS mức 3

4

2018 - 2019

Tập thể LĐTT (đăng kí)

Hoàn thành PCGDTHCS mức 3

Chi bộ TSVM

CĐCS VMXS

Hoàn thành PCGDTHCS mức 3

1.1.2. Về cơ sở vật chất

- Phòng học hiện có 12 phòng kiên cố.

- Phòng bộ môn có 6 phòng kiên cố gồm: 01 phòng Hóa – Sinh, 01 phòng Lý – Công nghệ, 01 phòng nghệ thuật, 01 phòng ngoại ngữ, 02 phòng Tin học

- Các phòng chức năng: Có 6 phòng, gồm có 1 phòng Hiệu trưởng, 1 phòng Phó hiệu trưởng và Công đoàn, 1 phòng Hội đồng GV, 1 phòng Y tế và hành chính quản trị, 1 phòng đoàn Đội, 02 phòng thư viện, (1 phòng trực bảo vệ)

- Tổng số máy tính hiện có: 32; trong đó có 05 máy phục vụ quản lý, 27 máy phục vụ học tập và trong đó có 32/32 máy được kết nối Internet

- Tổng số chỗ ngồi học sinh hiện có 654 chỗ (Đủ chỗ ngồi cho hoc sinh)

Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại (tuy nhiên chưa đồng bộ, bàn ghế học sinh, các trang thiết bị phòng học bộ môn chưa đầy đủ).

1.2 Điểm hạn chế.

- Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu: Chưa được chủ động tuyển chọn cán bộ, giáo viên nên còn thụ động trong phân công, bố trí công tác chưa hợp lý.

 - Điều kiện về nguồn lực chưa đảm bảo cho mọi hoạt động.

- Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn  mang tính động viên, chưa thực chất, do khách quan nên phân công công tác chưa phù hợp với năng lực, trình độ, khả năng của một số giáo viên.

- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: Một bộ phận giáo viên cao tuổi tiếp cận việc đổi mới và CNTT còn hạn chế. Thậm chí có giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Nhân viên đủ về số lượng nhưng thiếu về trình độ đào tạo theo nhiệm vụ phân công.

- Cơ sở vật chất:  Chưa đồng bộ, phòng học bộ môn còn thiếu nhiều trang thiết bị dạy học, chưa xây dựng được phòng đa chức năng, chưa đáp ứng cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ trong nhà trường..

2. Môi trường bên ngoài

 2.1. Thời cơ.

- Được sự quan tâm của Đảng uỷ, HĐND, UBND và các Ban ngành đoàn thể trong địa phương.

- Phụ huynh và học sinh tín nhiệm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục học sinh.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá, tốt.

 2.2. Thách thức.

- Cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục và ý thức, động cơ học tập;  sự quan tâm của cha mẹ học sinh, của xã hội trong thời kỳ hội nhập và tâm lý chọn trường trung tâm thành phố của cha mẹ HS.

- Chất lượng của một số  giáo viên, công nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều và đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên sa sút ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục.

 2.3. Xác định các vấn đề ưu tiên.

Đẩy mạnh công tác Phổ cập giáo dục trên cơ sở đảm bảo chất lượng giáo dục; trước mắt giảm tỉ lệ học sinh bỏ học, tập trung phụ đạo học sinh yếu kém. Phấn đấu giữ vững danh hiệu trường THCS chuẩn quốc gia.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên đủ Tâm và Tầm để thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

Từng bước tu sửa, nâng cấp, xây dựng phòng bộ môn và mua sắm mới cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu giáo dục;

Đổi mới công tác quản lý trên cơ sở đáp ứng theo các yêu cầu của các chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.

Xây dựng phòng truyền thống, nhà đa năng, tạo dựng cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn và thân thiện.

Từ những nhận định về hiện trạng (mặt mạnh – mặt yếu – cơ hội – thách thức) của trường, hội đồng giáo dục đề ra kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đoạn 2019-2024 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển của nhà trường để đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế xã hội.

III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC TỪ 2019 – 2024

II. Định hướng chiến lược

1. Tầm nhìn

Xây dựng trường ngày càng phát triển, trở thành địa chỉ Giáo dục tin cậy và uy tín trên thành phố. Được công nhận lại trường  trung học đạt chuẩn quốc gia, có chất lượng giáo dục cao của Thành phố Huế, là nơi đáng tin cậy cho những học sinh có ước mơ đạt nhiều thành tích trong học tập, rèn luyện hạnh kiểm và kĩ năng sống; chuẩn bị tốt kiến thức, năng lực để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

2. Sứ mạng

                              Lấy giáo dục đạo đức làm gốc;

                              Lấy giáo dục toàn diện làm nền;

                              Lấy giáo dục học sinh giỏi làm mũi nhọn.

    Giúp học sinh vững vàng bước vào các trường Trung học phổ thông, trường dạy nghề theo năng lực, nguyện vọng, có định hướng nghề nghiệp tốt.

3.   Giá trị

                                             Nhân ái              -         Trách nhiệm

                                             Vui khỏe            -         Tự tin

                                             Lịch thiệp          -         Trung thực  

 

 * Nhân ái        - Thương yêu mọi người; thân thiện, bảo vệ môi trường sống.

* Vui khỏe      - Tinh thần vui vẻ, tích cực; thân thể khỏe mạnh.

* Lịch thiệp:   - Tế nhị, hòa nhã, tôn trọng mọi người.

* Trách nhiệm - Biết rõ công việc mình phải làm; tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ.

* Tự tin            - Chủ động, linh hoạt thể hiện sự hiểu biết, năng lực của bản thân.

* Trung thực  - Sống chân thực, ngay thẳng; biết chia sẻ kinh nghiệm trong học tập,   công tác,  sinh hoạt.

4. Mục tiêu chiến lược:

4.1. Các mục tiêu tổng quát

- Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của địa phương, đất nước và thời đại.

- Mục tiêu ngắn hạn: Đến năm 2021, Trường THCS Duy Tân kiểm định và công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Khuôn viên nhà trường được hoàn thiện

+ Khu sân chơi và bãi tập cho học sinh được hoàn chỉnh

- Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2024 Trường được công nhận “Trường học thân thiện – học sinh tích cực” và kiểm định chất lượng đạt mức độ 3, công nhận trường đạt chuẩn Quốc Gia giai đoạn II.

- Mục tiêu dài hạn: Đến năm 2030, Trường THCS Duy Tân phấn đấu đạt được các mục tiêu sau:

+ Đạt chuẩn quốc gia.

+ Chất lượng giáo dục được khẳng định.

+ Thương hiệu nhà trường được nâng cao.

+ Trường  trung học đạt chuẩn quốc gia, có chất lượng giáo dục cao của Thành phố Huế

4.2. Các mục tiêu cụ thể

4.2.1 Đội ngũ cán bộ, giáo viên.

Xây dựng và phát triển đội ngũ có chất lượng chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt; sẵn sàng đáp ứng mọi thay đổi của ngành, tạo niềm tin trong học sinh và xã hội.

Xây dựng và phát triển đội ngũ lãnh đạo từ cấp tổ trở lên có đủ năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, có tầm nhìn xa nhằm đảm đương các nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn 5 năm 2019 – 2024.

 4.2.2. Học sinh

- Qui mô:     

   + Phát triển lớp học: Từ 17 lớp (2019) đến 22 lớp (2024).

   + Học sinh: 900 học sinh.

- Chất lượng học tập:

+ Học lực : 20% Giỏi; 45% Khá; Yếu không quá 2% - không có học sinh xếp loại Kém.

 + Hạnh kiểm: 90% học sinh có hạnh kiểm Khá, Tốt ; Không có học sinh xếp loại yếu

+ Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS: 100% - Khá trở lên đạt 60%.

+ 80% học sinh thi đậu THPT – 20% đậu vào các trường dạy nghề

+ Đội tuyển học sinh Giỏi văn hóa cấp Thành phố xếp vào top 10 - 15.

+ Đoàn vận động viên hội khỏe Phù Đổng hoặc Điền kinh cấp Tỉnh xếp vào top 10 của thành phố.

- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống : Học sinh có đạo đức tốt, có lí tưởng, được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.

4.2.3 Cơ sở vật chất.

 - Xây dựng môi trường sư phạm đảm bảo các tiêu chí “Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”.

- Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sửa chữa nâng cấp, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.

- Các phòng tin học, phòng bộ môn, phòng đa năng được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại.

- Hoàn thiện phòng truyền thống, nhà tập đa chức năng.

- Xây dựng hoàn thiện giai đoạn 3 và trang trí hệ thống tường rào bao quanh.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC KHẲNG ĐỊNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU VỀ CÁC LĨNH VỰC

1. Các giải pháp chung

- Tuyên truyền trong CBGV và học sinh về nội dung kế hoạch chiến lược trên mọi phương tiện thông tin, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, nhân viên trong Trường theo các nội dung của Kế hoạch chiến lược. Phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí của toàn Trường để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

- Xây dựng Văn hoá Nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu ở trên.

- Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa Nhà trường với các cơ quan, đoàn thể doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.

2. Các giải pháp cụ thể

 2.1.  Đổi mới phương pháp dạy học:

Chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục là thước đo năng lực phẩm chất, trí tuệ, cái tâm, cái tài của người thầy. Mọi hoạt động, mọi việc làm của nhà giáo đều phải hướng đến cái đích là NGƯỜI HỌC.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục trí dục và đức dục, cải tiến phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình, chuẩn kiến thức và phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn lý thuyết với thực hành, tăng cường sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học có hiệu quả hướng học sinh tới tự học, phát huy vai trò chủ động của học sinh trong học tập. Đảm bảo mỗi bài soạn, bài dạy của giáo viên đều lấy học sinh làm trung tâm, lấy học sinh để thiết kế các bài dạy. Khắc phục triệt để tình trạng dạy chay, dạy suông. Xây dựng nhiều mô hình học tập phong phú để học sinh được tự học, tự trao đổi, tự tìm tòi kiến thức bài học.

- Ngoài các hoạt động chính khoá cần tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp, cải tiến, đổi mới các hoạt động ngoài giờ lên lớp với các hình thức đa dạng, phong phú thu hút, lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia tạo không gian học tập ngoài lớp học. Tất cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp đều phải lồng ghép với sinh hoạt tư tưởng chính trị, giáo dục truyền thống nhằm hướng tới phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực".

- Ứng dụng CNTT vào việc đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

- Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo dục. Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS.

2.2.  Phát triển đội ngũ :

- Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ - giáo viên - công nhân viên chức là nhiệm vụ của toàn thể Hội đồng trường chứ không phải chỉ của riêng Hiệu trưởng. Xây dựng đội ngũ có tính chất hết sức quan trọng, là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường.

- Xây dựng đội ngũ phải đảm bảo đủ về số lượng, đúng cơ cấu bộ môn, đảm bảo đủ trình độ chuẩn và trên chuẩn; có phẩm chất chính trị đạo đức lối sống trong sáng, lành mạnh; có năng lực chuyên môn khá, giỏi; biết sử dụng thành thạo máy tính và tinh thông ngoại ngữ; biết lập hòm thư điện tử và lập các Website riêng, biết thiết kế bài giảng điện tử và giáo án điện tử, có phong cách sư phạm mẫu mực, có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái. Đặc biệt tránh mọi biểu hiện quan liêu cửa quyền, gây mâu thuẫn mất đoàn kết nội bộ. Cần loại bỏ những trường hợp vi phạm pháp luật, phẩm chất đạo đức không tốt, không có chí tiến thủ, không tận tâm với công việc.

- Tăng cường giáo dục pháp luật, tuyên truyền phổ biến các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới toàn thể đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên chức, tích cực truyên truyền các cuộc vận động: Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo "…

- Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ giáo viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả, đóng góp cụ thể của cán bộ giáo viên đối với sự phát triển của Nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ GV có thành tích xuất sắc.

- Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ cán bộ GV đầu đàn, cán bộ GV trẻ, có tài năng bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.

- Tăng cường chăm lo tới đời sống vật chất tinh thần của cán bộ giáo viên, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật. Đảm bảo thực hiện đúng các chế độ công tác của giáo viên, phát huy tối đa năng lực sở trường của mỗi người, không phân biệt bằng cấp, chế độ lao động hợp đồng hay biên chế.

2.3. Phát triển cơ sở vật chất, thiết bị trường học:

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục.

- Hàng năm tham mưu với cấp uỷ Đảng và Chính quyền địa phương tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường, tham mưu với các cơ quan quản lý cấp trên cấp bổ sung trang thiết bị dạy học và thiết bị văn phòng xây dựng Trường đảm bảo đúng tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia, tiết kiệm nguồn chi NSNN, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí không thường xuyên để mua sắm bổ sung thiết bị dạy học, tranh thủ sự ủng hộ của cha mẹ học sinh để tu sửa, bảo dưỡng cơ sở vật chất và thiết bị sẵn có. Phấn đấu đến năm 2018 các phòng thực hành có đủ các thiết bị cho việc dạy và học về số lượng cũng như chất lượng, đến năm 2020 hoàn thiện nhà học đa chức năng phục vụ cho bộ môn Thể dục, củng cố và quy hoạch khu sân chơi, bãi tập đảm bảo theo quy định.

- Bảo quản, tu sửa kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất mát, hư hỏng, thất thoát các loại tài sản, chống lãng phí tài sản công, chống cung cách quản lý và làm việc theo kiểu "cha chung không ai khóc", giao tài sản cho từng bộ phận và cá nhân phụ trách, quy định trách nhiệm cụ thể, tuyệt đối tránh biểu hiện phung phí.

- Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Sử dụng có hiệu quả phòng học bộ môn Tin học. Phấn đấu đến năm 2020, 100% giáo viên giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính, 100% giáo viên tự thiết kế được bài giảng điện tử, có hòm thư điện tử riêng.

2.4. Nguồn lực tài chính:

- Nguồn lực tài chính là điều kiện cần thiết để các hoạt động của nhà trường có thể duy trì và hoạt động có hiệu quả. Các nguồn lực tài chính trong trường có thể được huy động từ các nguồn: Ngân sách nhà nước, sự đóng góp hỗ trợ của cha mẹ học sinh, từ ngân sách địa phương và các tổ chức xã hội khác.

- Hàng năm, từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, bố trí chi trả đủ cho con người (khoảng 80% đến 85% ngân sách), phần chi thường xuyên và chi không thường xuyên (khoảng 15% đến 20%) được bố trí sử dụng hợp lý, tăng cường cho chi phí chuyên môn nghiệp vụ và các hoạt động dạy học, tiết kiệm chi để bổ sung, tăng cường cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học.

- Từ nguồn ngân sách địa phương, tham mưu cho chính quyền địa phương có kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, tu sửa bổ sung phòng học, phòng tập đa năng cho trường; tham mưu với địa phương có sự hỗ trợ, động viên các thầy cô giáo nhân những ngày lễ lớn trong năm như khai giảng, ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11...

- Huy động từ các bậc cha mẹ học sinh đóng góp kinh phí hỗ trợ các hoạt động cao điểm trong năm, học sinh giỏi…

- Huy động từ các nhà hảo tâm, các tổ chức kinh tế xã hội động viên khen thưởng giáo viên, học sinh, động viên phong trào giáo dục.

2.5. Nguồn lực  thông tin:

- Trong thời đại hiện nay đang bùng nổ công nghệ thông tin, do đó hệ thống tin trong các nhà trường phải được hoàn thiện và cập nhật tin tức hàng ngày. Chiến lược hệ thống thông tin đến năm 2024 cụ thể như sau:

 - Tiếp tục nâng cấp hệ thống kết nối mạng Internet cho phòng tin học và các phòng chức năng. Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học, sinh hoạt chuyên môn trên trang mạng “trường học kết nối”.

- Tổ chức hướng dẫn tạo blog - email cho toàn thể giáo viên, kết nối trực truyến các trang WebSite của giáo viên, tổ chức hướng dẫn sử dụng các bảng tương tác thông minh. Phấn đấu đến năm 2020 toàn thể đội ngũ cán bộ giáo viên ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong dạy học.

- Từng bước xây dựng quy chế quản lý và sử dụng mạng Itternet, tăng cường việc chỉ đạo, trao đổi thông tin qua mạng nhằm giảm bớt hội họp và kinh phí in ấn. Các thông tin, bài viết, tài liệu đã được đăng tải trên hòm thư của trường được coi là tài liệu chính thức. Đến năm 2020 toàn bộ các dữ liệu quản lý giáo viên và học sinh nhà trường đều được đăng tải trên WebSite của trường.

- Tăng cường bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh mạng.

- Năm 2019 tiếp tục sử dụng: phần mềm quản lý nhân sự , phần mềm quản lý tài sản, quản lý học sinh, quản lý chuyên môn, quản lý thư viện, kế toán… Phấn đấu đến năm 2020 đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên sử dụng tốt các phần mềm  và sử dụng có hiệu quả.

- Sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin truyền thanh trong trường. Các tin tức về hoạt động của thầy và trò nhà trường luôn được thông tin cập nhật, tuyên truyền rộng rãi. Ngoài ra bản tin của nhà trường cũng phải được cập nhật thông tin liên tục. Thông tin tuyên truyền các văn bản pháp quy về giáo dục trên hệ thống thông tin truyền thanh của phường. Thông tin liên lạc với cha mẹ học sinh bằng phiếu liên lạc, điện thoại, thông báo nhanh…

2.6. Quan hệ xã hội:

- Phải quan tâm làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Giải quyết tốt mối quan hệ Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong công tác quản lý giáo dục học sinh.

- Kết hợp tốt với các ban ngành, đoàn hội, các tổ chức xã hội trong xã trong công tác quản lý, giáo dục học sinh. Cần tham mưu để các tổ chức này đưa vào chương trình hành động, thi đua về công tác giáo dục con cái. Phấn đấu mỗi tổ chức Hội có quỹ khen thưởng động viên con em của các hội viên đạt thành tích cao trong học tập như đạt học sinh giỏi, thi đỗ vào các trường PT chuyên Quốc Học, THPT Nguyễn Huệ, THPT Hai Bà Trưng…

- Kết hợp tốt với hội khuyến học phường, các chi hội khuyến học các tổ dân phố, các dòng họ để làm tốt công tác khuyến học khuyến tài, thi đua khen thưởng. Kết hợp với hội cựu giáo chức trong công tác tham mưu cho ban công tác mặt trận các khu vực tuyên truyền cho nhân dân về sự nghiệp giáo dục, nhân điển hình về học tập.

- Phối kết hợp và liên lạc thường xuyên với cha mẹ học sinh, với ban đại diện cha học sinh để thông báo thông tin cấp về sự tiến bộ cũng như khuyết điểm của các em. Thực hiện họp phụ huynh học sinh định kỳ 3 lần/năm, ngoài ra có gặp gỡ liên hệ bất thường với những trường hợp đặc biệt. Cá biệt có những trường hợp, ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm sẽ gặp gỡ cụ thể cha mẹ học sinh tại nhà. Thông báo công khai, trung thực kết quả học tập và rèn luyện của học sinh tới cha mẹ các em. Tuyệt đối không vì tình cảm cá nhân mà nâng đỡ hay vì định kiến mà trù dập học sinh

 2.7 Lãnh đạo và quản lý:

- Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban bí thư trung ương Đảng xác đinh: "xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục" là khâu then chốt quyết định đến sự thành công hay không thành công của một trường học. Chiến lược phát triển đến năm 2024 cụ thể là:

- Phẩm chất đạo đức, tác phong của cán bộ quản lý: cán bộ quản lý nhà trường phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động. Có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành nghiêm túc các chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các quy định của ngành, của địa phương, có Tâm - Tầm - Tài. Cán bộ quản lý phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có biện pháp chỉ đạo, lãnh đạo đội ngũ, thu hút người tài, sử dụng đội ngũ có hiệu quả. Có tác phong làm việc công nghiệp và khoa học, biết đón đầu trong mọi công việc, không vụ lợi, không vì mục đích các nhân mà quên lợi ích tập thể.

- Chỉ đạo các hoạt động của nhà trường: Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cấp trên, cụ thể hoá từng nội dung và triển khai tới toàn thể hội đồng trường. Hệ thống các văn bản của trường phải hợp chuẩn theo thông tư số 18/TT-BGD&ĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục THCS, phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành. Quy định rõ ràng trách nhiệm của cá nhân và tập thể trong từng lĩnh vực, từng phong trào thi đua trong trường.

- Kiện toàn công tác tổ chức trong nhà trường: kiện toàn các bộ phận: thư viện, tài vụ, văn phòng, hành chính. Kiện toàn công tác lãnh đạo các tổ chuyên môn, các đoàn thể, các ban, các hội đồng tư vấn như: Hội đồng thi đua khen thưởng, kỉ luật, hội đồng tuyển sinh, ban lao động, ban cơ sở vật chất, ban thanh tra nhân dân. Tất cả các ban, các hội đồng đều có quyết định thành lập, được xây dựng cụ thể trong kế hoạch năm học hàng năm.

- Tăng cường chỉ đạo công tác hành chính trong nhà trường: công tác văn thư lưu trữ, công tác tài chính, quản lý tài sản theo đúng luật định, công khai, minh bạch. Làm tốt công tác phòng chống tham nhũng, chống tham ô lãng phí và thực hành tiết kiệm, ngăn ngừa các hiện tượng nhũng nhiễu, hạch sách, gây khó khăn cho người học. Triệt để tiết kiệm trong chi tiêu, trong sử dụng tài sản nhà trường. Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên: tài nguyên công nghệ thông tin, chất xám, con người.

- Triển khai các cuộc vận động và các phong trào thi đua trong trường: cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"… và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học tích cực"

- Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục: nguồn tài chính, nguồn nhân lực, nguồn thông tin. Nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh và các tổ chức từ thiện, nguồn kinh phí hỗ trợ của địa phương. Nguồn nhân lực: bố trí đủ số cán bộ - giáo viên công nhân viên chức về số lượng, đúng cơ cấu bộ môn, có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, có tinh thần trách nhiệm, thực sự yêu nghề, mến trẻ. Có chế độ động viên khen thưởng kịp thời, chăm lo tốt cho đời sống đội ngũ. Nguồn thông tin phải đảm bảo thông tin hai chiều, nắm bắt kịp thời và xử lý nhanh nhạy, có hiệu quả.

- Từng bước xây dựng thương hiệu trường, xây dựng uy tín trong ngành, trong Đảng bộ và nhân dân địa phương. Chọn logo và biểu tựơng, chọn khẩu hiệu hành động của trường, làm cho mọi cá nhân trong trường đều thấy được tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và các mục tiêu chiến lược của trường.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cơ cấu tổ chức:

Phổ biến chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 rộng rãi trong toàn trường, lấy ý kiến rộng rãi để hoàn chỉnh, sau đó ra quyết định ban hành. Chiến lược chính thức được xin ý kiến của cơ quan chủ quản, của Đảng uỷ, chính quyền địa phương và được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên, các bậc phụ huynh và các em học sinh.

Thành lập Ban chỉ đạo chiến lược chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược, điều chỉnh kế hoạch sau từng giai đoạn sát với thực tế của địa phương, của nhà trường. Hàng năm hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học phải căn cứ vào kế hoạch chiến lược, chỉ đạo các bộ phận, các đoàn thể thực hiện chiến lược. Tất cả các hoạt động trong trường, hoạt động của từng cá nhân đều nhắm đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược

2. Tiêu chí đánh giá:

Để đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch chiến lược phất triển giáo dục, sử dụng bộ tiêu chí đánh giá kiểm định chất lượng và bộ tiêu chí đánh giá trường chuẩn quốc gia, trường học thân thiện, học sinh tích cực của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đánh giá việc thực hiện kế hoạch sau từng năm và từng giai đoạn.

3. Lộ trình - Chỉ đạo thực hiện:

 3.1. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:

- Giai đoạn 1: Từ năm 2018 - 2020:

Nâng cao nhận thức cho CB-GV-CNVC về mục đích ý nghĩa của kế hoạch chiến lược, thành lập ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

Xây dựng Logo, biểu tượng, khẩu hiệu hành động…

Chuẩn bị các tài liệu tập huấn cho giáo viên và học sinh

Nâng dần chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng mũi nhọn.

- Giai đoạn 2: 2021 - 2022

Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng, tăng tỷ lệ phổ cập, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Phấn đấu đạt 95% các chỉ số của kiểm định chất lượng giáo dục.

- Giai đoạn 3: 2022 - 2023:

Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục, tỷ lệ phổ cập. Kỹ năng sống của học sinh được hoàn thiện, trường đạt các tiêu chuẩn của trường học thân thiện, học sinh tích cực, đạt 98% các chỉ số của kiểm định chất lượng giáo dục.

- Giai đoạn 2023 - 2024:

Phấn đấu đạt các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia mức độ II. Trường trở thành một trong những trường có chất lượng Giáo dục ổn định, địa chỉ Giáo dục tin cậy của phụ huynh và nhân dân. Trường có chất lượng cao của Phòng GD&ĐT TP Huế.

3.2. Chỉ đạo thực hiện:

-  Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.

 -  Đối với Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

-  Đối với các Tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

-  Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNVC:  Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học.

-  Đối với học sinh:  Không ngừng học tập, tích cực tham gia hoạt động để sau khi tốt nghiệp THCS có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học trung học hoặc học nghề. Ra sức rèn luyện đạo đức để trở thành những người công dân tốt.

- Các tổ chức đoàn thể trong trường:  Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường. Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch