Ảnh hưởng của người thầy là vĩnh cửu. Ta không thể biết được khi nào thì ảnh hưởng ấy dừng "

Ngày 13 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch năm

Tổ Sử - Địa - GDCD

Cập nhật lúc : 20:40 29/12/2017  

Kế hoạch năm 2017-2018

1. Thực hiện nhiệm vụ năm học:

1.1.Bồi dưỡng tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức lối sống CB-GV, nhân viên. Thực hiện có hiệu quả các  cuộc vận động, các phong trào thi đua thiết thực hiệu quả, phù hợp với địa phương.

1.2. Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống. Tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm, ứng dụng công nghệ TT và truyền thông vào dạy học.Thực hiện đầy đủ quy chế chuyên môn, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Sở, Phòng và Ban giám hiệu nhà trường.

2. Về việc đổi mới phương pháp giảng dạy:

Tiếp tục đổi mới phương pháp, đây là nhiệm vụ trọng tâm. Việc đổi mới phương pháp thể hiện bằng những công việc cụ thể sau đây:

   a. Khâu soạn bài:

-    Bài soạn đầy đủ đúng chương trình, đủ các bước lên lớp.

-    Các tiết kiểm tra cần xây dựng ma trận, đề, hướng dẫn chấm

-    Nội dung bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, chú ý phát triển năng lực cho học sinh...

-    Hình thức sạch đẹp, khoa học.

-    Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm tư liệu và giảng dạy (chú ý sự phù hợp và tính hiệu quả).

    b. Khâu lên lớp:

  - Lên lớp phải có kế hoạch dạy học.  Học sinh phải nắm được kiến thức cơ bản.

  - Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, không xem nhẹ phương pháp nào, chú ý sự phù hợp và hiệu quả. Tránh hình thức trong thảo luận và phát vấn.

  - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Yêu cầu HS làm việc nhiều hơn (đọc SGK, trả lời câu hỏi của GV, thảo luận nhóm khi cần thiết).

- Ý thức tự học cho học sinh.

 c. Khâu hướng dẫn HS chuẩn bị bài:

 -  Hướng dẫn học sinh học bài làm bài tập ở nhà

 - Hướng dẫn HS tiếp cận với nguồn tài liệu từ thư viện nhà trường, địa phương, thư viện điện tử từ mạng intenet.

d. Khâu kiểm tra đánh giá:

- Các tiết kiểm tra cần xây dựng ma trận và thống nhất theo sự hướng dẫn của chuyên môn.

- Nội dung bám sát chuẩn kiến thức và rèn các  kĩ năng, chú ý năng lực cho học sinh, lưu ý phần giảm tải..

- Chấm, trả bài  theo quy định.

 3. Những hoạt động nâng cao chuyên môn:

  -  Coi thực tập chuyên đề là một hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm. Các năm trước hoạt động này còn yếu, năm học này mỗi GV thực tập ít nhất 1 tiết/năm. Mỗi tiết đều phải góp ý, đánh giá rút kinh nghiệm để vận dụng chung cho tổ.

  -  Mỗi GV phải thực hiện ít nhất 10 tiết dạy sử dụng CNTT.

  -  Mỗi GV soạn  giáo án theo chuẩn đã được tập huấn. Giáo án này sẽ được tổ góp ý theo nhóm chuyên môn.(Vào các đợt kiểm tra) Thảo luận những bài dài và khó trong nhóm chuyên môn.

  - Tập trung nâng cao hiệu quả đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học theo sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường.

4. Bồi dưỡng học sinh giỏi:

- Ngày 17 tháng 8, GV dạy hình thành đội tuyển thi HS giỏi lớp 9. GV phụ trách các đội tuyển có kế hoạch giảng dạy cụ thể, xếp thời khóa biểu, có giáo án dạy bồi dưỡng.

-  Nên  dự kiến những HS tham gia  để giao tài liệu cho học sinh từ đầu .

-    Bám sát chương trình, giúp học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản nhất . Hướng dẫn HS tự bồi dưỡng và nâng cao, rèn kĩ năng vận dụng linh hoạt để đạt kết quả trong thi học sinh giỏi.

5. Thực hiện tốt quy định về kiểm tra – đánh giá – thúc đẩy trong hoạt động chuyênmôn

- Thanh tra toàn diện 50% GV, thực tập chuyên đề 1 tiết- dự giờ 18 tiết.

- Kiểm tra hồ sơ giáo án Tuần 10 - tuần 25. Kiểm tra chuyên đề 100%.

- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn theo quy định của BGH.

- Tổ chức HĐ: tháng 9: an toàn GT, phòng chống các tệ nạn xã hội... (nhóm công dân) ; tháng 12/2017  Chuyên đề QDDNDVN (nhóm Sử) ; tháng 4 tập san biển đảo (nhóm Địa)

6. Xây dựng ý thức tự học :

  GV tự học. Mỗi giáo viên ít nhất đúc kết được một kinh nghiệm trong giảng dạy, công tác. Phát huy tinh thần tự học qua tài liệu, Internet…, tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn.

B. CHỈ TIÊU PHẦN ĐẦU:

 1.  Đối với học sinh giỏi:

    - Học sinh giỏi đạt giải cấp Thành phố

        Môn Sử 9: 2 HS được công nhận trở lên

        Môn Sử 8: 2 HS được công nhận trở lên

        Môn Địa 9: 3 HS được công nhận trở lên.

        Môn Địa 8: 2 HS được công nhận trở lên

   - Học sinh giỏi cấp Tỉnh:  Môn Địa lí có 01 HS đạt HS giỏi cấp Tỉnh

2. Đối với chất lượng đại trà:

-   Trong giảng dạy chú ý yêu cầu giáo dục toàn diện. Giáo viên phát huy thế mạnh của bộ môn trong đào tạo giáo dục nhân cách, định hướng thị hiếu thẩm mỹ, ứng xử có văn hóa trong và ngoài nhà trường; Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, trân trọng di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan thiên nhiên địa phương (Các di sản văn hóa, di tích lịch sử, cảnh quan : lăng Duy Tân, tượng đài Quang Trung, đình làng An Cựu, núi Ngự Bình…).

-   Đối với chất lượng đại trà: Bám sát chương trình, giúp học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản nhất trong sách giáo khoa. Rèn kỹ năng làm bài. Bảo đảm chuẩn kiến thức và kĩ năng, học sinh đạt kết quả tốt nhất trong kiểm tra, thi cử.

*  Các môn Sử - Địa : 30% đạt loại giỏi, 95% HS  có điểm TB trở  lên.

*  Môn CD: 80% đạt khá giỏi , 100%  HS trung bình

3. Đối với GV : 100% đạt lao động tiên tiến trở lên.

4. Đối với GVCN:

 Chỉ tiêu:

Chú ý nhắc nhở, tư vấn giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh thường xuyên, hợp lý: kĩ năng ứng xử với mọi người, với thiên nhiên, môi trường, cảnh quan xung quanh… theo các địa chỉ bài học đã được tập huấn.

Học lực: 40% Khá - Giỏi; 54% TB; hạ tỷ lệ Yếu  xuống còn 5%.

- Phấn đấu đạt về hạnh kiểm: 98% Khá - Tốt, không có học sinh Yếu – Kém.

- Tỷ lệ tốt nghiệp THCS: 100 %.     

 5. Hoạt động nâng cao tay nghề

   Dự giờ, thực tập, thao giảng:

  -  Dự giờ:  Mỗi giáo viên 9 tiết/HK

  - Dạy học theo chuyên đề TH  01->  02 tiết/ năm.Thao giảng >1 tiết/năm. Dự giờ đều có góp ý, đánh giá rút kinh nghiệm (chú ý theo  chuyên đề)

  - Bồi dưỡng thường xuyên, viết bài thu hoạch theo kế hoạch của trường.

C. CÁC BIỆN PHÁP:

* Đối với việc BDHSG:

- Biện pháp 1: Tuyển chọn HSG qua  chất lượng các năm .

- Biện pháp 2: Động viên, khuyến khích HS về tinh thần học.

- Biện pháp 3: GVBD soạn giáo án, sưu tầm tài liệu, lên lịch dạy.

- Biện pháp 4: GVBD hướng dẫn HS ôn tập kiến thức cơ bản, đọc tài liệu.

- Biện pháp 5: Phối hợp với PHHS, thư viện, GVCN… tạo điều kiện cho HS.

* Đối với giáo viên bộ môn:

-  Tham mưu với nhà trường để GV dạy đúng chuyên môn.

-  Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để GV nâng cao trình độ.

- Động viên GV trong tổ đăng kí danh hiệu thi đua và nỗ lực đạt danh hiệu thi đua như đã đăng kí.

*Đối với giáo viên chủ nhiệm:

- Tổ chức cho học sinh, học nội quy, truyền thống nhà trường, cho đội mang tên...

  - Thông qua công tác giảng dạy theo dõi sự chuyên cần của học sinh, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những học sinh có tư tưởng bỏ học, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, GVCN trong việc động viên các em trở lại lớp học.

 - Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể, giáo viên bộ môn để giáo dục học sinh về mọi mặt. Liên hệ chặt chẽ với gia đình, địa phương vận động học sinh tích cực đến trường và giáo dục học sinh cá biệt.

 - Thật sự yêu thương giúp đỡ học sinh, cần hiểu rõ hoàn cảnh của từng em để kịp thời có những biện pháp hữu hiệu  giúp các em tiến bộ trong học tập và rèn luyện.

 -  Lôi cuốn học sinh tham gia tìm hiểu về trường, các di tích lịch sử địa phương giáo dục cho các em tự hào và  yêu quê hương.

 - Tăng cường hoạt động giáo dục nhân cách cho học sinh.

III. ĐĂNG KÝ DANH HIỆU THI ĐUA, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đăng ký danh hiệu tổ : Tổ tiên tiến xuất sắc

Đăng ký danh hiệu cá nhân:

TT

HỌ VÀ TÊN

DANH HIỆU THI ĐUA

ĐỀ TÀI SKKN

1

Hoàng Thị Thủy

CSTĐ

 

2

Vũ Thị Liên

LĐTT

 

3

 Lê Thị Ngọc Diệu

LĐTT

 

4

Trần Thanh Hải

LĐTT

 

5

Lê Thị Ngọc Bích

CSTĐ

 Công tác chủ nhiệm

6

Huyền Tôn Nữ Thảo Quyên

LĐTT

 

7

Bùi Viễn Phong

LĐTT