Kế hoạch năm 2021-2022
TRƯỜNG THCS DUY TÂN
TỔ: NGỮ VĂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp Huế
Tp Huế, ngày 7 tháng 10 năm 2021
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TỔ CHUYÊN MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2021 – 2022
- Căn cứ chỉ thị số 800 /CT-BGD ĐT ngày 24/8/2021 của Bộ GD và ĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022;
- Căn cứ công văn 2236/BC-SGD ĐT ngày 30/8/2021 của Sở GD và ĐT về tổng kết năm học 2020-2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021-2022;
- Căn cứ vào công văn số 787/BC- PGD ĐT ngày 10/9/2021 về tổng kết năm học 2020-2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021-2022;
- Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học của Trường THCS Duy Tân, Tp Huế -Tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2021 -2022;
- Tổ Ngữ Văn xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 2021 -2022 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Bối cảnh năm học:
Năm học 2021 -2022 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, là năm tiếp tục triển khai mạnh mẽ các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước tác động tích cực đến lĩnh vực GD và ĐT, là tiền đề và cơ hội thuận lợi để thực hiện thành công việc đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT. Trong đó trọng tâm là vừa phòng chống dịch bệnh Covid vừa thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành 2006 và 2018.
2. Thuận lợi
- Tổ thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo của BGH; đồng thời sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Hội cha mẹ HS và nhân dân trên địa bàn. Do vậy, tất cả kế hoạch dạy - học hàng năm đều được triển khai đầy đủ và diễn ra khá thuận lợi tại tổ.
- Về giáo viên:
+ Tổ có 6 giáo viên và một nhân viên thư viện, đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Phong trào thi đua tự học, tự rèn đã được duy trì nhiều năm, nhiều giáo viên có thành tích xuất sắc trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, đạt giải cao trong hội thi giáo viên giỏi.
+ Có tinh thần tự học, luôn trao đổi ý kiến và cập nhật thông tin để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
+ Tập thể tổ có tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn. Có tinh thần làm việc tốt.
+ Các giáo viên đa số đều nhiệt tình trong công tác và có kỉ luật lao động cao.
- Một số PH có sự quan tâm động viên con em học tập và thực hiện nội quy nhà trường.
- Đa số học sinh có đạo đức tốt, lối sống giản dị, chất phác; có thái độ chấp hành tốt nội quy, nề nếp của nhà trường.
- 100% GV được tập huấn các mô đun bồi dưỡng thường xuyên chương trình GDPT 2018.
- Cơ sở vật chất, TBDH ngày càng được quan tâm đầu tư, dần đáp ứng các điều kiện dạy và học cũng như tổ chức các hoạt động Giáo dục khác trong tổ.
3. Khó khăn, thách thức:
- Địa bàn dân cư phức tạp, đa số phụ huynh công việc lao động phổ thông, một số làm ăn xa việc quản lý các cháu lỏng lẻo nên một số em tinh thần học tập yếu, ý thức đạo đức chưa tốt ảnh hưởng đến công việc giảng dạy và chất lượng môn học.
- Có GV hạn chế khả năng ƯDCNTT, sử dụng ĐDDH chưa thật hiệu quả, chậm ĐMPPDH; Đa số còn ngại tham gia phong trào tự làm ĐDDH; Một vài giáo viên ít quan tâm tới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; Việc cập nhật thông tin chưa kịp thời, khi triển khai công việc chậm trễ ảnh hưởng công việc chung.
- Một bộ phận HS do học yếu, gia đình ít quan tâm, bị lôi kéo vào các trò chơi điện tử dẫn đến lười học, bỏ học hoặc vi phạm nội quy nhà trường.
- Đại dịch covid-19, thiên tai cũng ảnh hưởng khá nhiều đến thời gian và tinh thần học tập của học sinh.
- Chất lượng học sinh giỏi các khối còn nhiều hạn chế.
4. Phân công nhiệm vụ trong tổ :
STT
Họ và tên
Lớp giảng dạy
Kiêm nhiệm
1
Lại Thị Linh
Ngữ Văn 6/1,6/2, 6/3, 8/5
BDHSG 8, TTCM
2
Hoàng Thị Yến Nhi
Ngữ văn 6/4, 9/1, 9/2
CN 9/1, BDHSG 9, TPCM
3
Hoàng Đình Khuyến
Ngữ Văn 8/2, 8/3, 8/4, 9/3
- Trực nề nếp tháng 9,10
- Từ tháng 11 nhận thêm 2 tiết 8/1
4
Hà Xuân Tuấn
Ngữ Văn 7/1, 1/2 7/2
Tháng 10 về hưu
5
Dương Thị Minh Nhàn
Ngữ Văn ½ 7/2, 7/4, 7/5, 8/1
- CN 7/5 tháng 9,10
- Nhận PC của thầy Tuấn từ tháng 11, nghỉ CN
- Chuyển 2t lớp 8/1 sang cho thầy Khuyến.
6
Trần Thị Tiêu
Ngữ Văn 7/3, 9/4, 9/5,
Chủ nhiệm 7/3, BDHSG 8
7
Nguyễn Phúc Thiên Thảo
Nhân viên thư viện, TKHĐ
II. CÁC NHIỆM VỤ - CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
1.Thực hiện nhiệm vụ năm học:
1.1. Bồi dưỡng tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức lối sống CB-GV, nhân viên. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua thiết thực hiệu quả, phù hợp với địa phương.
1.2. Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống. Tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm, ƯDCNTT và truyền thông vào dạy học. Thực hiện đầy đủ quy chế chuyên môn, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Sở, Phòng và Ban giám hiệu nhà trường.
1.3. Tiếp tục công tác vừa giáo dục học sinh vừa nâng cao tinh thần phòng chống đại dịch covid-19.
2. Về việc đổi mới phương pháp giảng dạy:
Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách kiểm tra đánh giá, đây là nhiệm vụ trọng tâm. Việc đổi mới phương pháp thể hiện bằng những công việc cụ thể sau đây:
a. Khâu soạn bài:
- Xây dựng lại kế hoạch giáo dục bám sát công văn 5512 và 4040 hướng dẫn thực hiện của Bộ giáo dục đào tạo.
- Kế hoạch bài dạy đầy đủ như kế hoạch giáo dục được phê duyệt (35 tuần). Các chủ đề tích hợp tuân thủ 6 bước, 5 hoạt động, tập trung phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Các bài dạy bình thường tiến hành 5 bước, 5 hoạt động.
- Các tiết kiểm tra, đánh giá được xây dựng đầy đủ sáu bước, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, đề bài phân hóa đánh giá năng lực học sinh.
b. Khâu lên lớp: Lên lớp phải có kế hoạch bài dạy.
+ Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, không xem nhẹ phương pháp nào, chú ý sự phù hợp và hiệu quả. Tránh hình thức trong thảo luận và phát vấn.
+ Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Hướng HS đến năng lực tự học.
+ Chú ý tạo điều kiện cho HS phát huy năng lực, đặc biệt là năng lực chuyên biệt (giao tiếp, cảm thụ thẩm mỹ, tưởng tượng,…)
c. Khâu hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
Hướng dẫn học sinh tự học (hướng dẫn HS tiếp cận với nguồn tài liệu từ thư viện nhà trường, địa phương, thư viện điện tử từ mạng intenet; hướng dẫn HS cùng học với gia đình, bạn bè).
d. Khâu kiểm tra đánh giá:
- Các bài kiểm tra cần thống nhất 6 bước theo sự hướng dẫn của chuyên môn, đảm bảo cấu trúc như đã được tập huấn tháng 9/2018, mức độ khó của đề phải được thống nhất trong khối, trong Tổ và phù hợp với học sinh của trường.
- Nội dung bám sát chuẩn kiến thức và rèn các kĩ năng, chú ý năng lực cho học sinh, lưu ý không kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng của phần đã giảm tải hoặc điều chỉnh.
3. Những hoạt động nâng cao chuyên môn:
- Xem thực tập chuyên đề, dạy chủ đề, dạy thanh tra, trải nghiệm sáng tạo là một hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm. Mỗi tiết đều phải góp ý, đánh giá rút kinh nghiệm để vận dụng chung cho tổ.
- Mỗi GV phải thực hiện ít nhất 30 tiết dạy sử dụng CNTT, dự giờ tối thiểu 18 tiết/năm
- Mỗi GV soạn kế hoạch bài dạy theo hướng dẫn tập huấn chuyên môn. Kế hoạch giáo dục này sẽ được tổ góp ý (vào các đợt kiểm tra hồ sơ tại Tổ), thảo luận những bài dài và khó trong khối chuyên môn.
- Tập trung nâng cao hiệu quả đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học theo sự chỉ đạo của BGH nhà trường.
4. Thực hiện tốt quy định về kiểm tra, đánh giá – thúc đẩy trong hoạt động chuyên môn:
- Mỗi năm tổ thanh tra toàn diện 50% GV, thực tập chuyên đề - thao giảng 02 tiết/ giáo viên/năm, dạy ít nhất 02 chủ đề/ giáo viên/năm.
- Kiểm tra hồ sơ giáo án tuần 10 và tuần 28. Kiểm tra chuyên đề 100%.
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn theo quy định của BGH.
- Xây dựng hai chuyên đề: chuyên đề NGLL (tháng 10/2021), chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học (tháng 3/2022)
5. Xây dựng ý thức tự học : GV tự học, đúc kết kinh nghiệm trong giảng dạy, công tác. Phát huy tinh thần tự học qua tài liệu, Internet…, tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn.
III. CHỈ TIÊU PHẦN ĐẦU:
1. Đối với chất lượng đại trà:
- Trong giảng dạy chú ý yêu cầu giáo dục toàn diện. Giáo viên phát huy thế mạnh của bộ môn trong đào tạo giáo dục nhân cách, định hướng thị hiếu thẩm mỹ, ứng xử có văn hóa trong và ngoài nhà trường; Giáo dục ý thức giữ gìn tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, trân trọng di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan thiên nhiên địa phương (các di sản văn hóa, di tích lịch sử, cảnh quan: lăng Duy Tân, tượng đài Quang Trung, đình làng An Cựu, núi Ngự Bình…), giáo dục ý thức an ninh quốc phòng, ý thức giữ gìn môi trường xanh – sạch – sáng, ý thức phòng chống dịch bệnh covid-19…
- Đối với chất lượng đại trà: Bám sát chương trình, giúp học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản nhất trong sách giáo khoa. Rèn kỹ năng làm bài. Bảo đảm chuẩn kiến thức và kĩ năng, học sinh đạt kết quả tốt nhất trong kiểm tra, thi cử. Chú trọng phụ đạo HS yếu lớp 6.
- Phấn đấu 25-32% HS có học lực giỏi, 40% HS có học lực khá; 90% HS có điểm tổng kết cả năm từ TB trở lên
- Hạnh kiểm: 93% Tốt, không có HK Yếu.
3. Đối với GV : 60% đạt lao động tiên tiến trở lên.
4. Hoạt động nâng cao tay nghề
- Dự giờ, thực tập, thao giảng:
+ Dự giờ: Mỗi giáo viên 9 tiết/HK; có góp ý, rút kinh nghiệm.
+ Dạy học theo chuyên đề/thao giảng 02 tiết/ năm; dạy ít nhất 02 chủ đề/năm.
- Bồi dưỡng thường xuyên, viết bài thu hoạch theo kế hoạch của trường.
IV. KẾ HOẠCH DẠY HỌC, KẾ HOẠCH GIÁO DỤC:
Phụ lục I: KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔNNGỮ VĂN, KHỐI LỚP 6
(Năm học 2021 - 2022)
I. Đặc điểm tình hình
1. Số lớp: 04 ; Số học sinh: 133 ; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có)
2. Tình hình đội ngũ: I. Đặc điểm tình hình
1. Số lớp: 04 ; Số học sinh: 133; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có):……………
2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên: 02 ; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: … Đại học:02; Trên đại học:00
Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên [1]: Tốt:02; Khá:................; Đạt:...............; Chưa đạt:........
3. Thiết bị dạy học:
STT
Thiết bị dạy học
Số lượng
Các bài thí nghiệm/thực hành
Ghi chú
Bài1
- Máy chiếu, máy tính, Giấy A4, bảng phụ.
-Tranh ảnh về VB “Thánh Gióng”
- Tranh ảnh về VB “Thạch Sanh”
- Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập.
04
- Đọc hiểu văn bản 1: Thánh Gióng.
- Đọc hiểu văn bản 2: Thạch sanh.
- Thực hành tiếng Việt: Từ đơn và từ phức
- Thực hành đọc hiểu văn bản 3: Sự tích Hồ Gươm.
- Viết: Viết bài văn kể lại một truyền thuyết, cổ tích
- Nói và nghe: Kể lại một truyền thuyết, cổ tích
- Khuyến khích HS tự tìm hiểu liên hệ so sánh, kết nối: nhận biết điểm giống nhau và khác nhau giữa nhân vật trong hai văn bản
- Dạy tối thiểu 02 văn bản
Bài2
- Máy chiếu, máy tính.
- Tranh ảnh về nhà văn Tô Hoài và VB À ơi tay mẹ.
- Tranh ảnh về nhà thơ Đinh Nam Khương và văn bản Về thăm mẹ.
- Phiếu bài tập
- Giấy A4, hoặc bảng phụ.
- Phiếu học tập.
- Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo,
06
- Đọc hiểu văn bản 1: À ơi tay mẹ (Bình Nguyên)
- Đọc hiểu văn bản 2: Về thăm mẹ (Đinh Nam Khương)
- Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ ẩn dụ.
- Thực hành đọc hiểu: Ca dao Việt Nam.
- Viết: Tập làm thơ lục bát.
- Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về người thân.
Bài3
- Máy chiếu, máy tính.
- Kế hoạch bài dạy.
- Tranh ảnh về nhà văn Nguyên Hồng và văn bản Trong lòng mẹ.
- Tranh ảnh, video về vùng Đồng Tháp Mười
- Tranh ảnh liên quan đến VB Thời thơ ấu của Hon-đa Sô-i-chi-rô.
05
- Đọc hiểu văn bản 1: Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)
- Đọc hiểu văn bản 2: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (Văn Công Hùng)
- Thực hành tiếng Việt: Từ mượn
- Thực hành đọc hiểu văn bản 3: Thời thơ ấu của Honda.
- Viết: Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân
- Nói và nghe: Kể về một kỉ niệm của bản thân
- Khuyến khích HS tự tìm hiểu liên hệ so sánh, kết nối: nhận biết điểm giống nhau và khác nhau giữa nhân vật trong hai văn bản
- Dạy tối thiểu 02 văn bản
Bài4
- Máy chiếu, máy tính.
- Tranh ảnh về nhà văn Nguyên Hồng và nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh.
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Giấy A4, bảng phụ.
04
- Đọc hiểu văn bản 1: Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ.
- Đọc hiểu văn bản 2: Vẻ đẹp của một bài ca dao
- Thực hành tiếng Việt: Thành ngữ, dấu chấm phẩy.
- Thực hành đọc hiểu văn bản 3: Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.
- Viết: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát.
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề.
- Khuyến khích HS tự tìm hiểu, chỉ ra mối quan hệ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Dạy tối thiểu 02 văn bản
Bài5
- Máy chiếu, máy tính.
- Tranh ảnh về Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập
-Tranh ảnh về chiến dịch ĐBP
-Tranh ảnh về giờ Trái đất
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-SGK, sgv, kế hoạch bài dạy
06
- Đọc hiểu văn bản 1: Hồ Chí Minh và tuyên ngôn Độc lập.
- Đọc hiểu văn bản 2: Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Thực hành tiếng Việt: Mở rộng vị ngữ
- Thực hành đọc hiểu văn bản 3: Giờ Trái Đất.
- Viết: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
- Nói và nghe: Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa một sự kiện lịch sử.
- Khuyến khích HS tự tìm hiểu nêu dược mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của văn bản
- Dạy tối thiểu 02 văn bản
Bài6
- Máy chiếu, máy tính.
- Tranh ảnh về Tô Hoài và tp Dế Mèn phiêu lưu kí.
-Tranh ảnh về Pus-kin và tp Ông lão đánh cá và con cá vàng.
-Tranh ảnh về Anđecxen và tp Cô bé bán diêm.
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-SGK, sgv, kế hoạch bài dạy
06
- Đọc hiểu văn bản 1: Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài).
- Đọc hiểu văn bản 2: Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- Thực hành tiếng Việt: Mở rộng chủ ngữ
- Thực hành đọc hiểu văn bản 3: Cô bé bán diêm.
- Viết: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ.
- Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ.
- Khuyến khích HS tự tìm hiểu so sánh kết nối nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong văn bản.
- Dạy tối thiểu 02 văn bản
Bài7
- Máy chiếu, máy tính.
- Tranh ảnh về Minh Huệ và Bác Hồ.
-Tranh ảnh về Tố Hữu và VB Lượm
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-SGK, sgv, kế hoạch bài dạy
05
- Đọc hiểu văn bản 1: Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ).
- Đọc hiểu văn bản 2: Lượm (Tố Hữu)
Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ hoán dụ.
- Thực hành đọc hiểu văn bản 3: Gấu con có chân vòng kiềng.
-Viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả.
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề.
- Khuyến khích HS tự đọc:
Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề.
Bài8
- Máy chiếu, máy tính.
- Giấy A4, bảng phụ, phiếu bài tập
-SGK, sgv, kế hoạch bài dạy
03
- Đọc hiểu văn bản 1: Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?
- Đọc hiểu văn bản 2: Khan hiếm nước ngọt.
Thực hành tiếng Việt: Từ Hán Việt, văn bản và đoạn văn.
-Thực hành đọc hiểu văn bản 3: Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?
- Viết: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.
- Khuyến khích HS tự tìm hiểu, chỉ ra mối quan hệ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Dạy tối thiểu 02 văn bản.
- Khuyến khích HS tự đọc:
Viết: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.
Bài9
- Máy chiếu, máy tính.
- Tranh ảnh về tác giả Tạ Duy Anh và VB Bức tranh của em gái tôi.
- Tranh ảnh về Nguyễn Nhật Ánh và VB Điều không tính trước.
- Tranh ảnh về Cao Duy Sơn và VB Chích bông ơi.
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi, bảng phụ.
-SGK, sgv, kế hoạch bài dạy
06
- Đọc hiểu văn bản1 : Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh).
- Đọc hiểu văn bản 2: Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh).
- Thực hành tiếng Việt: Trạng ngữ.
- Thực hành đọc hiểu văn bản 3: Chích bông ơi! (Cao Duy Sơn).
- Viết: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề
- Khuyến khích HS tự tìm hiểu so sánh kết nối nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong văn bản
- Khuyến khích HS tự đọc:
Viết: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt.
Bài10
- Máy chiếu, máy tính.
- Tranh ảnh về Phạm Tuyên
-Tranh ảnh về các cầu thủ đội tuyển VN
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Giấy A4 hoặc bảng phụ, phiếu học tập.
-SGK, sgv, kế hoạch bài dạy
06
- Đọc hiểu văn bản 1: Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng.
- Đọc hiểu văn bản 2: Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng ?
-Thực hành tiếng Việt: Dấu ngoặc kép, Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu phù hợp.
- Thực hành đọc hiểu văn bản 3: Những phát minh tình cờ và bất ngờ.
- Viết: Tóm tắt văn bản thông tin, viết biên bản.
-Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề
- Khuyến khích HS tự tìm hiểu nêu dược mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của văn bản.
- Dạy tối thiểu 02 văn bản
- Khuyến khích HS tự đọc: Viết biên bản
4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập:
STT
Tên phòng
Số lượng
Phạm vi và nội dung sử dụng
Ghi chú
1
Phòng máy chiếu, tivi
15
Dạy các bài có sử dụng CNTT: trình chiếu hình ảnh và video, sử dụng phần mềm dạy học.
2
Thư viện.
01
Tổ chức các tiết học đọc sách.
3
Phòng thực hành Tin học
01
Nơi GV và HS tra cứu, tìm kiếm những thông tin cần thiết phục vụ cho việc dạy và học môn Ngữ văn.
- Tìm hiểu chung về hình thức, bố cục và các nội dung của cuốn sách
- Hướng dẫn HS soạn bài.
4 (-1)
* Năng lực:
- Nhận biết được cấu trúc và nội dung cơ bản của SGK Ngữ Văn 6.
- Biết được một số phương pháp học tập môn Ngữ Văn.
- Biết lập kế hoạch câu lạc bộ sách.
* Phẩm chất: Có trách nhiệm với việc học tập của bản thân.
2
BÀI 1: TRUYỆN (TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH)
- Đọc hiểu văn bản 1: Thánh Gióng.
- Đọc hiểu văn bản 2: Thạch sanh.
- Thực hành tiếng Việt: Từ đơn và từ phức
- Thực hành đọc hiểu văn bản 3: Sự tích Hồ Gươm.
- Viết: Viết bài văn kể lại một truyền thuyết, cổ tích
- Nói và nghe: Kể lại một truyền thuyết, cổ tích
11 (+-2)
* Năng lực:
- Nhận biết, phân tích được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường....), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...) của truyện truyền thuyết, cổ tích.
- Sử dụng được từ đơn và các loại từ phức (từ ghép, từ láy) trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe.
- Kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích đã học (hoặc đã đọc, đã nghe) bằng các hình thức nói và viết.
* Phẩm chất: Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc; cảm phục và trân trọng những người thông minh, có tài.
- Khuyến khích HS tự tìm hiểu liên hệ so sánh, kết nối: nhận biết điểm giống nhau và khác nhau giữa nhân vật trong hai văn bản
- Dạy tối thiểu 02 văn bản
3
BÀI 2: THƠ (THƠ LỤC BÁT)
- Đọc hiểu văn bản 1: À ơi tay mẹ (Bình Nguyên)
- Đọc hiểu văn bản 2: Về thăm mẹ (Đinh Nam Khương)
- Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ ẩn dụ.
- Thực hành đọc hiểu: Ca dao Việt Nam.
- Viết: Tập làm thơ lục bát.
- Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về người thân.
12(+-2)
* Năng lực:
- Nhận biết được kiến thức chung về thơ lục bát: yếu tố hình thức (vần, nhịp, dòng và khổ thơ,…), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa,…)
- Nhận biết dấu hiệu nhận biết và tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ.
- Bước đầu biết cách làm thơ lục bát.
- Biết kể về một trải nghiệm đáng nhớ.
* Phẩm chất: Yêu thương những người thân, trân trọng tình cảm gia đình.
4
BÀI 3: KÍ (HỒI KÍ VÀ DU KÍ)
- Đọc hiểu văn bản 1: Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)
- Đọc hiểu văn bản 2: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (Văn Công Hùng)
- Thực hành tiếng Việt: Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn
- Thực hành đọc hiểu văn bản 3: Thời thơ ấu của Honda.
- Viết: Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân
- Nói và nghe: Kể về một kỉ niệm của bản thân
10(+-1)
* Năng lực:
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ngôi kể thứ nhất, tính xác thực, cách kể sự việc, hình thức ghi chép,...), nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc người viết,...) của văn bản hồi kí hoặc du kí.
- Nhận biết và vận dụng được từ ngữ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn trong đọc, viết, nói và nghe.
- Cách viết và kể về một kỉ niệm của bản thân.
* Phẩm chất: Trân trọng tình mẫu tử và những kỉ niệm thời thơ ấu; yêu thiên nhiên, thích khám phá.
- Khuyến khích HS tự tìm hiểu liên hệ so sánh, kết nối: nhận biết điểm giống nhau và khác nhau giữa nhân vật trong hai văn bản
- Dạy tối thiểu 02 văn bản(TCM thống nhất HS tự học văn bản Thời thơ ấu của Honda)
5
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
4(+-2)
YCCĐ trong các chủ đề 1, 2, 3.
Không kiểm tra với những nội dung HS tự học, tự đọc, tự làm.
6
BÀI 4: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN (NGHỊ LUẬN VĂN HỌC)
- Đọc hiểu văn bản 1: Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ.
- Đọc hiểu văn bản 2: Vẻ đẹp của một bài ca dao
- Thực hành tiếng Việt: Thành ngữ, dấu chấm phẩy.
- Thực hành đọc hiểu văn bản 3: Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.
- Viết: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát.
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề.
10(+-2)
* Năng lực:
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ý kiến, lý lẽ, bằng chứng,…), nội dung (đề tài, vấn đề, tư tưởng, ý nghĩa,…) của các VB nghị luận văn học.
- Vận dụng các hiểu biết về nghĩa của một số thành ngữ thông dụng và dấu chấm phẩy vào đọc hiểu, viết, nói, nghe có hiệu quả.
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc một bài thơ lục bát.
- Biết trình bày ý kiến về một vấn đề.
* Phẩm chất: Ham tìm hiểu và yêu thích văn học.
- Khuyến khích HS tự tìm hiểu, chỉ ra mối quan hệ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Dạy tối thiểu 02 văn bản(TCM thống nhất HS tự học văn bản Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước) .
7
BÀI 5: VĂN BẢN THÔNG TIN (THUẬT LẠI SỰ KIỆN THEO TRẬT TỰ THỜI GIAN)
- Đọc hiểu văn bản 1: Hồ Chí Minh và tuyên ngôn Độc lập.
- Đọc hiểu văn bản 2: Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Thực hành tiếng Việt: Mở rộng vị ngữ
- Thực hành đọc hiểu văn bản 3: Giờ Trái Đất.
- Viết: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
- Nói và nghe: Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa một sự kiện lịch sử.
10(+-2)
* Năng lực:
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (nhan đề, sa pô, hình ảnh, cách triển khai,…), nội dung (đề tài, chủ đề tư tưởng, ý nghĩa,…) của VB thông tin theo trật tự thời gian.
- Mở rộng được vị ngữ trong viết và nói.
- Viết được VB thuyết minh thuật lại một sự kiện.
- Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử.
* Phẩm chất: Tự hào về lịch sử dân tộc; quan tâm đến những sự kiện nổi bật của địa phương, đất nước và thế giới.
- Khuyến khích HS tự tìm hiểu nêu dược mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của văn bản
- Dạy tối thiểu 02 văn bản(TCM thống nhất HS tự học văn bản Giờ Trái Đất)
8
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
HỌC KÌ I
10(+-2)
YCCĐ trong các chủ đề 1, 2, 3,4,5
Không kiểm tra với những nội dung HS tự học, tự đọc, tự làm.
9
BÀI 6: TRUYỆN (TRUYỆN ĐỒNG THOẠI, TRUYỆN CỦA PU-SKIN VÀ AN-ĐÉC-XEN)
- Đọc hiểu văn bản 1: Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài).
- Đọc hiểu văn bản 2: Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- Thực hành tiếng Việt: Mở rộng chủ ngữ
- Thực hành đọc hiểu văn bản 3: Cô bé bán diêm.
- Viết: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ.
- Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ.
10(+-2)
* Năng lực:
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (nhân vật, cốt truyện, người kể ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba,…), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của truyện đồng thoại; truyện của Pu-skin và An-đéc-xen.
- Mở rộng được chủ ngữ trong viết và nói.
- Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ.
* Phẩm chất: Trân trọng những ước mơ đẹp đẽ và cảm thông với người có số phận bất hạnh; biết ân hận về những việc làm không đúng; không tham lam bội bạc.
- Khuyến khích HS tự tìm hiểu so sánh kết nối nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong văn bản.
- Dạy tối thiểu 02 văn bản(TCM thống nhất HS tự học văn bản Cô bé bán diêm) .
10
BÀI 7: THƠ (THƠ CÓ YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ)
- Đọc hiểu văn bản 1: Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ).
- Đọc hiểu văn bản 2: Lượm (Tố Hữu)
Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ Hoán dụ.
- Thực hành đọc hiểu văn bản 3: Gấu con có chân vòng kiềng.
-Viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả.
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề.
10(+-2)
* Năng lực:
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (vần nhịp, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự và miêu tả,…), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của thơ có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả.
- Nhận biết và chỉ ra được tác dụng của biện pháp tư từ hoán dụ.
- Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả.
* Phẩm chất: Xúc động trước những việc làm và tình cảm cao đẹp; trân trọng những suy nghĩ, hành động dũng cảm; yêu quý bản thân và tự tin vào những giá trị của bản thân.
- Khuyến khích HS tự đọc:
Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề.
11
BÀI 8: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN (NGHỊ LUẬN XÃ HỘI)
- Đọc hiểu văn bản 1: Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?
- Đọc hiểu văn bản 2: Khan hiếm nước ngọt.
Thực hành tiếng Việt: Từ Hán Việt, văn bản và đoạn văn.
-Thực hành đọc hiểu văn bản 3: Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?
- Viết: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.
8(+-2)
* Năng lực:
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ý kiến , lý lẽ, bằng chứng,…), nội dung (đề tài, vấn đề, tư tưởng, ý nghĩa,…) của VB nghị luận xã hội.
- Vận dụng được những hiểu biết về văn bản, đoạn văn và một số từ Hán Việt thông dụng vào đọc, viết, nói và nghe.
- Bước đầu biết trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.
* Phẩm chất: Tiết kiệm nước sạch; chăm sóc và bảo vệ động vật, cây xanh.
- Khuyến khích HS tự tìm hiểu, chỉ ra mối quan hệ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Dạy tối thiểu 02 văn bản(TCM thống nhất HS tự học văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà)
- Khuyến khích HS tự đọc:
Viết: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.
12
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
4(+-2)
YCCĐ trong các chủ đề 6,7,8
Không kiểm tra với những nội dung HS tự học, tự đọc, tự làm.
13
BÀI 9: TRUYỆN (TRUYỆN NGẮN)
- Đọc hiểu văn bản1 : Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh).
- Đọc hiểu văn bản 2: Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh).
- Thực hành tiếng Việt: Trạng ngữ.
- Thực hành đọc hiểu văn bản 3: Chích bông ơi! (Cao Duy Sơn).
- Viết: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề
8(+-2)
* Năng lực:
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (đặc điểm nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,…), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của các truyện ngắn.
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của trạng ngữ, vận dụng được những hiểu biết về trạng ngữ vào đọc, viết, nói và nghe.
- Biết thảo luận nhóm về một vấn đề.
* Phẩm chất: Yêu thương, chia sẻ, cảm thông với mọi người, có suy nghĩ và việc làm nhân hậu, bao dung.
- Khuyến khích HS tự tìm hiểu so sánh kết nối nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong văn bản
- Khuyến khích HS tự đọc:
Viết: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt.
14
BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN (THUẬT LẠI SỰ KIỆN THEO NGUYÊN NHÂN, KẾT QUẢ).
- Đọc hiểu văn bản 1: Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng.
- Đọc hiểu văn bản 2: Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng ?
-Thực hành tiếng Việt: Dấu ngoặc kép, Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu phù hợp.
- Thực hành đọc hiểu văn bản 3: Những phát minh tình cờ và bất ngờ.
- Viết: Tóm tắt văn bản thông tin, viết biên bản.
-Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề
10(+-2)
* Năng lực:
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (nhan đề, sa pô, hình ảnh, cách triển khai,…), nội dung (đề tài, vấn đề, ý nghĩa,…) của VB thông tin thuật lại một sự kiện, triển khai thông tin theo mối quan hệ nguyên nhân-kết quả.
- Nhận biết được công dụng của dấu ngoặc kép; sử dụng được dấu này khi viết; biết lựa chọn từ ngữ vầ câu trúc câu.
- Tóm tắt được văn bản thuật lại một sự kiện.
- Biết thảo luận nhóm về một vấn đề.
* Phẩm chất: Trung thực và có trách nhiệm trong viêc tiếp nhận, truyền đạt thông tin về các sự kiện.
- Khuyến khích HS tự tìm hiểu nêu dược mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của văn bản.
- Dạy tối thiểu 02 văn bản
(TCM thống nhất HS tự học văn bản Những phát minh tình cờ và bất ngờ)
- Khuyến khích HS tự đọc: Viết biên bản
15
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
HỌC KÌ II
16(+-2)
YCCĐ trong các chủ đề 6,7,8,9,10
Không kiểm tra với những nội dung HS tự học, tự đọc, tự làm.